Bộ Tài chính dự báo CPI năm 2022 tăng trong khoảng 3,27-3,51% | |
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tổng số tiền giãn, giảm thuế, phí và lệ phí năm 2022 lên tới 233.000 tỷ đồng | |
Bộ Tài chính: Ước tính năm 2022 vượt thu ngân sách hơn 200.000 tỷ đồng |
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung đang được dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ đến vấn đề nợ công của Việt Nam.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn đang được thực hiện một cách nghiêm túc và Bộ Tài chính sẽ tích cực giám sát, đảm bảo minh bạch, lành mạnh của thị trường. |
Đánh giá gì về kinh tế vĩ mô 9 tháng của năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đến thời điểm hiện nay, các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô đều rất tích cực và dự kiến tăng trưởng năm nay sẽ đạt khoảng 7%. Cụ thể, thu ngân sách Nhà nước đến thời điểm hết tháng Chín đã đạt 95,5% dự toán. Cùng với đó, CPI tăng 2,58% và dưới mức 4% theo chỉ tiêu Quốc hội giao.
Về cơ bản, tỷ lệ nợ công đang ở mức khoảng 44% GDP, được kiểm soát ở mức an toàn đồng thời đảm bảo trong hạn mức mà Quốc hạn giao là 60% và ngưỡng cảnh báo 55%. Bên cạnh đó, hạn mức chi trả ở mức dưới 25% tổng thu ngân sách nhà nước đồng thời bội chi ngân sách kiềm chế ở mức dưới 4%.
“Kinh tế vĩ mô và quản lý nợ công năm nay về cơ bản đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,” Bộ trưởng cho hay.
Về vấn đề tỷ giá trong nước, Bộ trưởng cho biết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sẽ tác động đến vấn đề xuất nhập khẩu và tỷ giá USD/VNĐ. Tuy nhiên, cơ cấu nợ công thì đồng USD chỉ chiếm 13,5% và trong cơ cấu về xuất nhập khẩu thì đồng USD chiếm khoảng 29%. Do đó, sau khi cơ cấu lại nợ công thì Việt Nam tính toán tiết kiệm được khoảng 57 nghìn tỷ đồng.
“Đây cũng là thời cơ để Việt Nam tăng cường, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, phát triển sản xuất kinh doanh, kiềm chế lạm phát đồng thời thúc đẩy được sự phát triển kinh tế-xã hội. Hiện VNĐ vẫn là đồng tiền có trị giá tốt,” Bộ trưởng nhận định.
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn cơ bản cho các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và chia sẻ với ngân hàng chức năng cung cấp nguồn vốn trung dài hạn cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời là kênh đầu tư bên cạnh thị trường cổ phiếu niêm yết
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chiếm khoảng gần 15% GDP so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc…đang chiếm khoảng 26-44% GDP
“Vừa qua, một số doanh nghiệp vi phạm buộc phải xử lý pháp luật để đảm bảo thị trường lành mạnh. Song việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc. Theo đó, các công ty phát hành đều cam kết sẽ trả đúng hạn những trái phiếu đến hạn trả nợ. Bộ Tài chính sẽ tích cực giám sát để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư,” Bộ Trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng cho hay Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, tạo cơ chế cho thị trường vận hành lành mạnh, hướng đến chuẩn mực quốc tế.
Theo ông, với nền kinh tế vĩ mô phát triển, với sự đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp trong nước vẫn là một thị trường đầy tiềm năng.
Hoàng Hà