Cụ thể, nhóm phân tích đánh giá, kết quả kinh doanh quý 2 của ngân hàng khả quan với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 54,6% lên 1.584,6 tỷ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn ngành, NIM mở rộng, tăng trưởng thu nhập từ phí và banca tốt và CIR thấp.
Ngân hàn đạt tăng trưởng tín dụng tốt cuối quý 2/2021 là 9,5%, cao hơn mức 5,5% toàn ngành, nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng 10,2% lên 132.204 tỷ. Bên cạnh đó, TPB tiếp tục cho thấy nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng. Trong cho vay cá nhân, cho vay mua nhà tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng ( tăng 27,2%), cho vay mua xe tiếp tục giảm (giảm 1,8%) và thẻ tín dụng ( giảm 7,0%). Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ 7,7% so với quý trước xuống 11.627 tỷ.
Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 13,9% đạt 132.070 tỷ. CASA duy trì mở rộng lên mức 18,4% (tăng 30 bps so với quý trước), mà BVSC tin rằng nhờ vào nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt và sự mở rộng cơ sở khách hàng vững chắc của TPB lên 3,89 triệu (tăng 21,9% so với cùng kỳ và tăng 9,1% so với đầu năm).
NIM quý 2/2021 của TPBank tăng lên mức 4,79%, chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,50% bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 8,28%.
Các mảng kinh doanh cốt lõi ngoài lãi cũng tăng trưởng lành mạnh. OPEX tiếp tục được tối ưu hóa và CIR được khống chế ở mức 36%
Cuối quý 2/2021, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của TPB ở mức thấp 17,47%; tỷ lệ LDR theo quy định cũng ở mức thấp là 64,75%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức tốt là 12,85%. Theo nhóm phân tích, điều này cho phép TPB thâm nhập sâu hơn vào các mảng cho vay có tỷ suất sinh lợi tốt hơn, như cho vay mua nhà.
Chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ; LLRC ở mức cao kỷ lục mới. Cụ thể, nợ xấu (NPL) từ Nhóm 3-5 giảm xuống 1,15%. Nợ nhóm 2 giảm mạnh xuống 1.938 tỷ (giảm 10,7% so với quý trước). TPB tích cực xóa 400,5 tỷ nợ xấu trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ xấu 6 tháng đầu năm lên 710,1 tỷ. Chi phí dự phòng quý 2/2021 tăng 38,6% so với cùng kỳ lên 612,2 tỷ, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLRC lên mức cao mới 144,8%, so với mức 134,2% quý 4/2020.
Cuối quý 2/2021, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm đáng kể 27,2% so với quý trước xuống 1,268 tỷ (0,95% dư nợ). Nợ tái cấu trúc giảm ở tất cả các nhóm khách hàng: KH DN lớn (-10,5% so với quý trước), SME (-2,4% so với quý trước) và cá nhân (-75,4% so với quý trước).
BVSC hiện dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021-2022 cho TPBank là 5,8 nghìn tỷ (tăng 33,1%) và 6,9 nghìn tỷ (tăng 18,1%). "TPB đang giao dịch ở mức P/B một năm (tính đến giữa năm 2022) là 1,41x, mà chúng tôi cho là hấp dẫn, so với mức tăng trưởng lợi nhuận CAGR giai đoạn 2020-22 là 25,4% và ROE dự phóng trung bình trên 23%", BVSC cho biết.
Anh Khôi
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam