Quý II/2023, Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (UPCoM: CAD) ghi nhận doanh thu đạt hơn 6,4 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi giá vốn CAD thu về 957 triệu đồng lợi nhuận gộp, không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ.
Dữ liệu cho thấy từ năm 2016 đến nay, CAD chưa năm nào ghi nhận kinh doanh có lãi. Bắt đầu từ năm 2020, CAD bắt đầu rơi vào tình trạng lỗ không kiểm soát. |
Quý này, doanh thu tài chính không đáng kể; chi phí tài chính chiếm 13 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ chi phí lãi vay.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 77% và 29%, tương ứng còn 63 triệu đồng và hơn 1 tỷ đồng.
BCTC quý II/2023 của CAD |
Chốt quý II, CAD báo lỗ sau thuế hơn 13,5 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm, CAD lỗ hơn 26 tỷ đồng.
Tính đến hết quý II/2023, tổng tài sản của CAD ghi nhận là hơn 15 tỷ đồng, giảm 8% so với thời điểm đầu năm; tiền và các khoản tương đương tiền còn vỏn vẹn 919 triệu đồng; các khoản phải thu ngắn hạn là 3,4 tỷ đồng; hàng tồn kho còn vỏn vẹn 346 triệu đồng do phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho đến hơn 40 tỷ đồng.
Nợ phải trả ghi nhận 1.322 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 1.297 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm, trong đó gần như toàn bộ là nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu âm hơn 1.307 tỷ đồng
Kết quả kinh doanh của CAD qua các năm. |
Dữ liệu cho thấy từ năm 2016 đến nay, CAD chưa năm nào ghi nhận kinh doanh có lãi. Bắt đầu từ năm 2020, các khoản lỗ của CAD ngày một lớn thêm.
CAD từng là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là một trong 3 doanh nghiệp đứng đầu tỉnh Cà Mau về sản lượng chế biến và kim ngạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh, ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hành lớn tại thị trường nhập khẩu.
Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, hệ thống nhà xưởng đã được xây dựng 20 năm nhưng không được bảo dưỡng tu sửa nên hiện đang xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng.
Máy móc thiết bị và công nghệ đã được đầu tư gần 20 năm hiện đã cũ và hư hỏng liên tiếp mà không có phụ tùng thay thế sửa chữa, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tất cả cơ sở hạ tầng và máy móc của CAD đã được đem thế chấp cho các ngân hàng để vay vốn lưu động từ những năm 2009 đến nay.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ 2023, CAD cho biết, là một trong những doanh nghiệp thực sự có uy tín trong ngành thủy sản nhưng tổng hợp nhiều nguyên nhân khác nhau tác động nên hiện CAD đang trong giai đoạn xuống dốc nghiêm trọng về mọi mặt.
Trải qua nhiều giai đoạn thay đổi lãnh đạo khác nhau nhưng không thể vực dậy được hoạt động sản xuất của công ty do tồn đọng quá nhiều những khó khăn từ nhiều năm trước để lại.
Vi phạm công bố thông tin tài chính, CAD và LTC bị phạt nặng Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối ... |
Chủ hãng rượu Vodka Hà Nội (HNR) có quý thua lỗ thứ 25 Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, UPCoM: HNR) - chủ thương hiệu rượu Vodka Hà Nội vừa công bố lợi ... |
Quý II tiếp tục thua lỗ, nhiệm vụ cả năm có lãi trở thành “bất khả thi” với Viglacera Đông Triều? Với kết quả kinh doanh quý II/2023 lỗ hơn 16 tỷ đồng, Công ty CP Viglacera Đông Triều (HNX: DTC) tăng tổng số lỗ 6 ... |
Đình Tư