Mới đây, HĐQT Công ty CP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) đã thông qua Nghị quyết số 203/NQ-CHP về chủ trương chuyển nhượng vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB).
Theo đó, HĐQT Cảng Hải Phòng yêu cầu Tổng Giám đốc rà soát, đề xuất sửa đổi Quy chế, chuyển nhượng cổ phần, phần vón góp của Cảng Hải Phòng tại doanh nghiệp khác phù hợp với thực tế tại Cảng Hải Phòng, doanh nghiệp có vốn góp. Bám sát thị trường, lựa chọn thời điểm thoái vốn phù hợp, triển khai thủ tục thoái vốn tại MSB theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp Cảng Hải Phòng triển khai thoái vốn tại MSB trong năm 2023, yêu cầu báo cáo ĐHĐCĐ thường niên 2024 kết quả thoái vốn.
Cũng tại Nghị quyết này, Cảng Hải Phòng cũng yêu cầu Tổng Giám đốc rà soát lại các khoản đầu tư ngoài ngành, các khoản đầu tư không hiệu quả, không mang lại giá trị trong chuỗi dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch thoái vốn trong năm 2024.
Quyết Nghị chấp thuận chủ trương chuyển nhuượng toàn bộ vốn tại MSB |
Tại thời điểm cuối tháng 9/2023, Cảng Hải Phòng ghi nhận khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác lên tới 301 tỷ đồng, trong đó chiếm nhiều nhất là khoản đầu tư vào Công ty TNHH Tiếp vận SITC Đình Vũ (187,6 tỷ đồng). Còn lại đều ở mức vài tỷ đến vài chục tỷ đồng như Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hàng Hải Hải Phòng (25 tỷ), Công ty CP Đầu tư Phát triển Dịch vụ Cảng Hải Phòng (33,8 tỷ), Công ty TNHH KM Cargo Services HP (18 tỷ), Công ty CP HPH Logistics (15,6 tỷ)...
Đồng thời, Cảng Hải Phòng cũng đầu tư vào MSB số tiền là 15,4 tỷ đồng giá gốc, song giá trị hợp lý tại thời điểm 30/9 lên tới 32 tỷ đồng, tức gấp đôi số vốn bỏ ra ban đầu.
Được biết, Công ty CP Cảng Hải Phòng là thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Cảng Hải Phòng cũng là một trong những doanh nghiệp kinh doanh cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc và cả nước. Với việc sở hữu các cảng lớn như: Đình Vũ, Tân Vũ, Hoàng Diệu, Chùa Vẽ, đơn vị này đang chiếm lĩnh hơn 45% thị phần hàng hóa tại Hải Phòng.
Năm 2023, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tổng doanh thu là 2.540 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng 890 tỷ đồng, tương đương năm ngoái.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý III/2023, Cảng Hải Phòng ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất với mức lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý đạt 198 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Cảng Hải Phòng ở mức gần 163 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.
Còn theo báo cáo nhanh, lũy kết 10 tháng của năm 2023, sản lượng hàng hóa hợp nhất của Công ty đạt 31,167 triệu tấn (kế hoạch năm là 41,4 triệu tấn) với tổng doanh thu 1.987 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 712,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo Công ty CP Cảng Hải Phòng chia sẻ, trong 10 tháng của năm 2023, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container của khu vực cảng biển Hải Phòng giảm 4,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Cảng Hải Phòng vẫn duy trì tốt và giữ nguyên các khách hàng hiện hữu, đồng thời phát triển thêm khách hàng mới.
Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như: Xung đột Nga - Ukraina làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; trong đó có ngành hàng hải, một số hàng tàu đang khai thác tại Cảng Hải Phòng có mức tăng trưởng chậm, thậm chí có hãng tàu có hàng hóa bị sụt giảm… điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh chung của Cảng Hải Phòng.
Trước những khó khăn, thách thức những tháng qua của năm 2023, để duy trì ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Cảng Hải Phòng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, bao gồm các nhóm giải pháp về công tác thị trường, công tác khai thác.
Kết quả, doanh nghiệp đã tiếp thị thành công 3 tuyến dịch vụ mới về khai thác tại chi nhánh Cảng Tân Vũ; thúc đẩy phát triển chuỗi dịch vụ logistics; các dịch vụ phụ trợ sau cảng đạt trên 15% lượng container thông qua Cảng Tân Vũ; phối hợp với các công ty con, công ty có vốn góp và các doanh nghiệp trong hệ thống của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện chuỗi vận tải khép kín cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng…
Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển cảng cũng đạt nhiều kết quả tốt. Dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3 và số 4 do Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư tại khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đang được triển khai đồng bộ các hạng mục; trong đó gói thầu EC - gói thầu chính của dự án đến hết tháng 10/2023 đã đạt trên 50% tổng giá trị gói thầu, phấn đấu hoàn thành 2 cầu tàu trong tháng 5/2024.
Hiện Cảng Hải Phòng gồm có các đơn vị thành viên gồm: Chi nhánh Cảng Tân Vũ – bến cảng chủ lực của khu vực phía Bắc trong khai thác hàng container khi liên tiếp vượt 1 triệu Teus container thông qua trong năm, ngoài ra lượng hàng ô tô (vận chuyển bằng tàu RoRo) cũng đạt kết quả khả quan.
Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ nỗ lực và cố gắng trong công tác thị trường, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh và đạt mốc 100.000 Teus container của hãng tàu Vinafco khai thác tại đơn vị này trong năm 2023. Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu - bến cảng hàng đầu khu vực phía Bắc về khai thác các loại hàng tổng hợp hiện chiếm tới 70% thị phần mặt hàng này tại khu vực cảng biển Hải Phòng.
Thị trường chứng khoán ngày 22/12/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Rung lắc ngày đáo hạn phái sinh, VN-Index kết phiên tăng nhẹ; Sàn HOSE chào đón 2 tân binh NAB và VTP; Chào sàn chưa ... |
Triển vọng cổ phiếu ngành logistics nhìn từ "ông lớn" ngấp nghé câu lạc bộ tỷ đô Do đặc thù riêng nên cổ phiếu nhóm ngành logistics có khá ít các đại diện góp mặt trên thị trường chứng khoán. Dù vậy, ... |
Hải Phòng hướng tới là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới vào năm 2050 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - ... |
Tiểu Vy