Câu chuyện “chính sách hỗ trợ” dưới góc nhìn chuyên gia

21/04/2023 - 23:26
(Bankviet.com) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ban hành Thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và góp phần phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trước ngày 25/4. Câu hỏi đặt ra là với chính sách hỗ trợ từ tiền tệ đến tài khóa thì nhà đầu tư nên tận dụng như thế nào?

Tại chương trình “Bí mật đồng tiền”, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI cho rằng, kết quả số liệu kinh tế vĩ mô quý I không quá tích cực và thấp hơn nhiều so với kế hoạch của Chính phủ trong năm 2023. Trong tháng 3 và tháng 4 có rất nhiều chính sách mang tính chất hỗ trợ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp được ban hành.

“Tôi nghĩ sắp tới sẽ còn những chính sách khác được ban hành. Nhìn từ phía các nhà đầu tư, khi Chính phủ đang ở vị thế hỗ trợ tăng trưởng như giai đoạn hiện tại thì việc nhà đầu tư hoàn toàn đứng ngoài thị trường không phải một lựa chọn tối ưu. Lý do là vì với số lượng chính sách hỗ trợ nhiều như hiện nay thì nhà đâu tư cũng có thể yên tâm với một số khoản đầu tư của mình”.

Câu chuyện “chính sách hỗ trợ” dưới góc nhìn chuyên gia

Cũng trong chương trình, bà Nguyễn Thị Thu Dung, Giám đốc Kinh doanh Hội sở của Chứng khoán SSI cho rằng, có thể nhìn nhận câu chuyện chính sách theo 3 hướng.

Một là, chính sách tiền tệ tác động nhanh và trực tiếp tới thị trường như Thông tư 26 về việc điều chỉnh cách tính LDR: Dư nợ tín dụng/ Vốn huy động. Tổng số tiền gửi có kỳ hạn ở Kho bạc Nhà nước được phân bổ theo từng giai đoạn được tính vào tổng huy động. Chính sách này ngay lập tức đã bơm thêm 150.000 tỷ đồng cho các ngân hàng để có thể tạo ra thanh khoản tốt nhất cho hệ thống ngân hàng, cho vay trong thời gian tới. Rõ ràng, những chính sách này tác động nhanh tới thị trường. Khi chính sách được công bố vào ngày 31/12/2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng lớn như VCB, CTGBIDV đã có mức tăng trưởng giá tốt.

Hai là, chính sách tác động chậm. Ngân hàng Nhà nước đã hai lần công bố giảm lãi suất điều hành tháng 3 vừa qua. Động thái này tác động sâu rộng về sau với mục tiêu là giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay và qua đó tiết giảm chi phí các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dòng tiền thông minh đang chờ đợi cơ hội khi chính sách tiền tệ bớt thắt chặt và được nới lỏng sẽ tham gia vào chứng khoán. Thực tế, khi chính sách được công bố, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã quay trở lại và nhóm chứng khoán lập tức được hưởng lợi.

Ngoài ra, một số chính sách khác có thể tác động sâu tới nền kinh tế như Nghị định 12 của Chính phủ giúp gia hạn thời gian đóng thuế VAT, thuế TNDN, thuế TNCN thêm 6 tháng và gia hạn 50% tiền thuế đất thêm 3 tháng. Đối với doanh nghiệp trên thị trường, chính sách trên góp phần giảm áp lực về tài chính để đưa thêm lượng tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bà là nhóm chính sách tác động nhiều thông tin tạo ra nhiều sóng ngắn hạn. Đó là các chính sách Nhà nước đưa ra để tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng, cho các doanh nghiệp bất động sản từ đó đưa ra các phương án để xử lý.

Ví dụ như việc giãn thời gian thanh toán trái phiếu thêm khoảng 2 năm. Chính sách này giúp các doanh nghiệp bất động sản để có thể gia hạn thời hạn trả nợ hoặc các ngân hàng, các đơn vị khác có thể biến nó trở thành tài sản của họ. Tuy nhiên, đây chỉ là hành lang pháp lý có tác động tới "sóng" trên thị trường trong ngắn hạn.

Về câu chuyện thanh khoản, bà Dung cho biết thanh khoản trên thị trường chứng khoán ở mức khá thấp gần đây, nguyên nhân do báo cáo kết quả kinh doanh chưa được công bố, nhà đầu tư đang theo dự phóng và kỳ vọng của bản thân để tham gia thị trường. Song càng đến gần ngày công bố, nhà đầu tư sẽ ở trạng thái chờ đợi.

Một tín hiệu tích cực là thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh đã liên tục sụt giảm. Trong tháng 4, con số này chỉ bằng 1/2 so với từ ngày 20/3 trở đi, nhưng thanh khoản trên thị trường cơ sở lại có sự gia tăng. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tham gia trên thị trường phái sinh trong các giai đoạn trước vì họ đánh giá rằng, tại thời điểm đó thị trường cơ sở rất khó để tìm kiếm lợi nhuận, cho nên họ lựa chọn kênh đầu tư phái sinh. Điểm cộng là có thể giao dịch T0 và trong rủi ro họ có thể kiếm được lợi nhuận.

Việc dịch chuyển dòng tiền từ kênh phái sinh sang thị trường cơ sở làm thay đổi nền tảng trong suy nghĩ của nhà đầu tư, rằng chính sách tiền tệ đang có xu hướng dễ dàng hơn khi thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tích cực hơn

Mặc dù từ đầu năm đến giờ khối ngoại đã liên tục bán ròng hơn 2.000 tỷ nhưng thanh khoản trên thị trường vẫn duy trì ở mức trung bình, cho nên việc giao dịch với thanh khoản thấp khá phù hợp với những yếu tố nêu trên. Ít nhất, chúng ta vẫn thấy được những tín hiệu tích cực về dòng tiền xoay chuyển, về suy nghĩ của nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại.

Khối ngoại có phiên giao dịch "kém sắc" nhất kể từ đầu năm, cổ phiếu STB là tâm điểm

Phiên giao dịch ngày 20/4, cùng thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, khối ngoại có phiên giao dịch thấp nhất kể từ đầu năm ...

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” sau kết quả lợi nhuận thất vọng từ Tesla

Chứng khoán Mỹ ngày 20/4 giảm điểm khi Phố Wall đón nhận nhiều kết quả kinh doanh trái chiều, bao gồm con số gây thất ...

Đại gia vàng bạc DOJI: Lãi năm 2022 tăng hơn 4 lần cùng kỳ, vượt mốc 1.000 tỷ

CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI có một năm 2022 “rực rỡ” với những chỉ số kinh doanh đầy ấn tượng, lợi nhuận ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán