Chi tiết room tín dụng năm 2023 cấp lần đầu của 8 ngân hàng: Đa phần là giảm

01/03/2023 - 17:37
(Bankviet.com) Theo một số nguồn tin, 8 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) lần đầu năm 2023.

NHNN duy trì xu hướng rút ròng: "Đi trước, đón đầu" quyết định của Fed?

Thị trường đang rộ lên thông tin về một loạt ngân hàng thương mại đã được NHNN cấp room tín dụng đợt đầu của năm 2023. Trong đó, MSB được cấp là room tín dụng cao nhất, ở mức 13,5%. Đây cũng là ngân hàng duy nhất được cấp tăng trưởng tín dụng cao hơn so với năm 2022 (9,5%).

8 ngân hàng đã được nới room tín dụng. Ảnh minh họa
8 ngân hàng đã được nới room tín dụng. Ảnh minh họa

Các ngân hàng còn lại đều được phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng lần đầu thấp hơn. Cụ thể, HDBank được cấp room là 11%, so với 15% của năm 2022. ACB là 9,8% so với năm 2022 là 10%; VIB là 9,5% so với năm 2022 là 10%; TPBank là 9,1% thấp hơn mức 11,5% của năm trước; VPBankMB cùng được cấp room tín dụng ở mức 9% trong khi năm trước là 15%. Còn LienVietPostBank là gần 8%.

Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước xác nhận, về cơ bản các số liệu trên là đúng và một vài số liệu được làm tròn. Đồng thời cũng nhấn mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã được cơ quan quản lý thông báo riêng cho từng ngân hàng và quản lý theo "thông tin nội bộ".

Room tín dụng của 8 ngân hàng trong năm 2023. (HH tổng hợp)
Room tín dụng của 8 ngân hàng trong năm 2023. (HH tổng hợp)

Trước đó, chia sẻ về điều hành chính sách tiền tệ năm 2023, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết trên cơ sở kết quả tín dụng tăng 14,17% của năm 2022, NHNN đã tính toán định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%, nhưng vẫn có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.

Trong đó, việc điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

NHNN sẽ thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh.

Tín dụng được hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT giao thông.

NHNN cho biết sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng (TCTD); trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường và đề nghị của TCTD, NHNN sẽ rà soát để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với TCTD phù hợp với định hướng điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của NHNN tại Chỉ thị 01.

Việc thông báo và điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 đối với từng TCTD căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng TCTD đến thời điểm gần nhất theo quy định tại Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 (đã được sửa đổi, bổ sung); Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với 100 khách hàng có dư nợ lớn nhất; Lãi suất; Việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém); Tình hình thực tiễn thị trường...

Cơ chế kiểm soát trần tín dụng đối với các ngân hàng thương mại được NHNN áp dụng từ năm 2011. Hàng năm, NHNN thường dựa trên định hướng tăng trưởng để xem xét cấp hạn mức tín dụng lần đầu cho các ngân hàng vào quý I, rồi sẽ thực hiện điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu điều hành.

Trong năm 2022, NHNN cũng đã cấp room tín dụng ban đầu cho các ngân hàng vào quý I và có 3 đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong những tháng cuối năm.

Cổ phiếu ngân hàng biến động trái chiều, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch không mấy tích cực khi toàn ngành phân hoá trong biên độ hẹp. Ghi nhận phiên cuối tháng 2 ...

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra thông tin “Ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo”

Chỉ trong nửa đầu tháng Hai này, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài ...

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2023

Trong tháng 3/2023, một số chính sách mới, trong đó có các chính sách về nhân sự, tài chính và việc làm có hiệu lực.

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán