Tại báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch năm 2025, Chính phủ đã thông tin về tiến trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt là các ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc. Theo đó, Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao đối với hai ngân hàng CBBank và OceanBank, đồng thời đang tiếp tục hoàn thiện phương án đối với GPBank và DongA Bank.
Ngoài ra, đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Chính phủ đang xem xét và quyết định chủ trương cơ cấu lại.
Báo cáo nêu rõ việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và gắn với xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vấn đề về cơ chế chính sách và nguồn lực tài chính để giải quyết các tổ chức yếu kém, đặc biệt là trong xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc, vẫn còn nhiều bất cập. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7/10 rằng ngành ngân hàng đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng chuẩn bị sẵn sàng tài liệu để tổ chức lễ chuyển giao cho hai ngân hàng 0 đồng.
Vietcombank và MBBank chuẩn bị tiếp nhận CBBank và OceanBank
Dù chưa có thông báo chính thức, thông tin trên thị trường cho thấy Vietcombank dự kiến nhận chuyển giao CBBank, trong khi MB sẽ tiếp nhận OceanBank. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo Vietcombank cho biết phương án chuyển giao đã được hoàn thiện và đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, dự kiến hoàn tất trong năm 2024. Vietcombank hiện đã triển khai các giải pháp hỗ trợ CBBank từ kỹ thuật, quản trị đến sản phẩm dịch vụ và cho vay. Tổng số tiền hỗ trợ đã lên tới 16.700 tỷ đồng tính đến năm 2023.
Tương tự, MB cũng sẵn sàng tiếp nhận một ngân hàng chuyển giao bắt buộc trong năm 2024 hoặc 2025, với các thủ tục đã hoàn tất và chờ phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền.
Chính phủ cho biết đã trình cấp có thẩm quyền phương án bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank, đồng thời hoàn thiện hồ sơ tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng VCB, BIDV, VietinBank, Ngân hàng Hợp tác xã và Agribank. Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, với mục tiêu tăng cường năng lực tài chính, huy động vốn và cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Tình hình xử lý nợ xấu
Báo cáo cho biết, đến cuối tháng 6/2024, nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng 5,77% so với cuối năm 2023, lên mức 795.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,56%. Trong 6 tháng đầu năm, toàn hệ thống đã xử lý được 167.300 tỷ đồng nợ xấu, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2023. Các ngân hàng thương mại cổ phần đang tích cực tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro từ các khoản vay tiềm ẩn.
Chính phủ tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện cơ cấu lại hoạt động, tập trung vào an toàn tài chính và phát triển dịch vụ thanh toán phi tín dụng. Các ngân hàng cũng được yêu cầu hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản, và dừng huy động vốn bằng vàng.
Eximbank bất ngờ triệu tập ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội, kế hoạch thay đổi trụ sở chính thu hút sự quan tâm Eximbank triệu tập Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11 để thảo luận về việc thay đổi trụ ... |
Dù được “bơm” hơn 10.000 tỷ, vốn điều lệ của Agribank vẫn thấp nhất trong nhóm Big4 và chỉ xếp thứ 7 toàn ngành Ngân hàng Nhà nước vừa phê duyệt tăng vốn điều lệ của Agribank lên 51.639 tỷ đồng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài ... |
Lợi nhuận trước thuế năm 2023 nhóm Big4 đạt gần 120.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 37.000 tỷ vào ngân sách Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về hoạt động của khối ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) năm 2023 cho thấy kết ... |
Anh Vũ