Theo quyết định, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo. Phó trưởng ban thường trực là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Công Thương làm Phó trưởng ban.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân. |
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của bộ để thực hiện nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp nội dung và dự thảo kết luận cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Tổ trưởng. Thành phần Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo bao gồm các công chức thuộc các bộ, cơ quan liên quan tham gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và các chuyên gia; Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ giúp việc. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định lựa chọn thành viên Tổ giúp việc là các chuyên gia.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tham mưu, đề xuất giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đồng thời, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đạo thực hiện hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong phát triển điện hạt nhân.
Trước đó, ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng với tăng trưởng GDP 7,09% Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, với GDP ước tính tăng 7,09% so với năm trước, ... |
Lạm phát được kiểm soát hiệu quả, CPI năm 2024 chỉ ở mức 3,63% Giữa những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã về đích năm 2024 với một điểm sáng về kiểm soát ... |
Hoàng Nguyễn