Chính phủ Nga tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu

22/05/2024 - 01:20
(Bankviet.com) Chính phủ Nga tuyên bố lệnh cấm xuất khẩu xăng từ nước này đã được dỡ bỏ trong khoảng thời gian từ ngày 20/5-30/6.
OPEC+ giữ nguyên chính sách; Nga cắt giảm xuất khẩu xăng dầu Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng; Qatar tăng sản lượng LNG Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu của Nga tác động như thế nào tới thị trường nhiên liệu?

Chính phủ Nga đã thông qua quyết định tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu đối với các nhà sản xuất nhiên liệu cho đến ngày 30/6. Tuy nhiên, các hạn chế vẫn được áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 1/7-31/8”, Chính phủ Nga thông báo hôm 20/5 sau khi Thủ tướng Mikhail Mishustin ký sắc lệnh tương ứng.

Chính phủ Nga lưu ý, quyết định trên được đưa ra do thị trường nhiên liệu ô tô trong nước đã bão hòa và nhằm ngăn chặn việc giảm khối lượng lọc dầu tại các nhà máy lọc dầu riêng lẻ do dự trữ quá nhiều xăng động cơ, cũng như nhu cầu giải phóng khối lượng nhiên liệu đã được lên kế hoạch tại các cảng để xuất khẩu.

Nga
Nga tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu. Ảnh: Pixabay

Bình luận về quyết định này, Bộ Năng lượng Nga cho biết, thị trường trong nước được cung cấp đầy đủ nguồn cung. Khối lượng lọc dầu tại các nhà máy lọc dầu của Nga đã được khôi phục và tình hình chung về cung cấp nhiên liệu cho người tiêu dùng đã được cải thiện.

Hiện trữ lượng tích lũy tại các nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu lên tới khoảng 2,1 triệu tấn xăng động cơ và gần 4 triệu tấn nhiên liệu diesel. Khối lượng như vậy cho phép chúng tôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước”, Bộ Năng lượng Nga nhấn mạnh.

Bộ Năng lượng Nga cũng cho biết thêm: “Chính phủ đang giám sát nguồn cung của thị trường nội địa; đây vẫn là ưu tiên hàng đầu, vì vậy việc đình chỉ lệnh cấm có thể được kéo dài trong tương lai”.

Trước đó, để duy trì tình hình ổn định trên thị trường nhiên liệu trong thời kỳ nhu cầu cao, Chính phủ Nga đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3-31/8. Tuy nhiên, các hạn chế không ảnh hưởng đến các sản phẩm xuất khẩu để hỗ trợ nhân đạo quốc tế và sử dụng cá nhân. Ngoài ra, lệnh cấm không áp dụng đối với các nguồn cung cấp theo các hiệp định liên chính phủ, bao gồm cả các nước Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU).

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương