Viện kiểm sát nhân TP. HCM đã phê chuẩn quyết định này.
Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng đã nổi tiếng trên khắp các trang mạng xã hội bởi những "lùm xùm" liên quan tới vấn đề từ thiện của nhiều nghệ sĩ cũng như những phát ngôn nhạy cảm liên quan đến nhiều cá nhân khác.
Bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 1971). Trước đó, bà Hằng được biết đến là một doanh nhân khá nổi tiếng trong giới, là Tổng Giám đốc Công ty và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Đại Nam, vợ của ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là ông Dũng "lò vôi").
Năm 16 tuổi, bà Nguyễn Phương Hằng sang Canada định cư. Nhiều năm sau, bà kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc và có với nhau một người con trai.
Trước khi qua đời, chồng cũ để lại cho bà khối tài sản khổng lồ trị giá khoảng 18 triệu USD.
Sau đó, bà thanh lý hết tài sản và cùng con về Việt Nam, thành lập công ty, kinh doanh bất động sản, thời trang, cao su,…
Bà Hằng tiếp tục kết hôn với ông Trần Văn Thìn, có với nhau một người con gái.
Đến năm 2008, bà Hằng và ông Thìn ly hôn, quyền nuôi con thuộc về bà Hằng. Tuy nhiên, sau khi đường ai nấy đi, ông Thìn liên tục gây khó dễ với vợ cũ trong việc phân chia tài sản. Đặc biệt, ông liên tục giả chữ kí của bà Hằng nhằm chiếm đoạt tài sản và sau đó đã bị bắt.
Đến năm 2010, bà cùng ông Huỳnh Uy Dũng chính thức nên duyên vợ chồng. Khi kết hôn với ông Huỳnh Uy Dũng, bà Phương Hằng vẫn đang trong quá trình phân chia tài sản với chồng cũ. Bà có bốn người con, trong đó ba người con riêng và một người con chung với ông Dũng. Ngoài ra, ông Dũng cũng có một đời vợ trước.
Bà Hằng và ông Dũng có với nhau một người con trai. Trong tiệc thôi nôi của bé, ông Huỳnh Uy Dũng trao toàn bộ tài sản của mình cho con trai gồm: Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước. Đến khi 18 tuổi, Hằng Hữu sẽ được sở hữu khối tài sản này.
Đến tháng 5/2020, ông Dũng bất ngờ thông báo về việc ông sẽ rời khỏi thương trường, tập trung vào công việc thiện nguyện. Bà Hằng, vợ ông, sẽ tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Điều hành CTCP Đại Nam.
Trong tiệc sinh nhật năm 2020, bà được chồng đại gia dành tặng siêu xe trị giá 40 tỷ đồng. Ngoài ra, ông từng mạnh tay mua đôi bông tai 100 tỷ đồng cho bà.
Không chỉ vậy, ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng cũng nổi tiếng với các hoạt động từ thiện. Điển hình là quỹ từ thiện Hằng Hữu. Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, bà Phương Hằng cũng cùng ông Dũng thực hiện một số chương trình cung cấp oxy, găng tay y tế, đồ bảo hộ cho các bệnh viện dã chiến vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất.
Hiện những vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng vẫn đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trở lại câu chuyện bà Hằng bị bắt, dưới góc độ pháp lý, hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt gì là điều dư luận hết sức quan tâm.
TS. Luật sư Đặng Văn Cường - đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng việc bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và tạm giam là hoàn toàn dễ lường trước, vì trước đó đã có nhiều người tố cáo bà Hằng.
"Không chỉ sự việc liên quan đến bà Hằng, hiện tượng chửi bới, tố cáo trên môi trường mạng trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức của đứa trẻ và của những người lao động. Việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với những hiện tượng đưa tin trái phép trên mạng internet là cần thiết", ông Cường chia sẻ.
Ông cũng cho biết, theo quy định của pháp luật, các lợi ích của Nhà nước gồm lợi ích về chính trị, về kinh tế và lợi ích trên các lĩnh vực khác.
Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân bao gồm các quyền, lợi ích hợp pháp về chính trị, về kinh tế, về dân sự… được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (như quyền tự do kinh doanh, quyển thừa kế…)
Như vậy, với tội danh bị khởi tố, bà Hằng sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất lên tới 7 năm tù.
Cụ thể, điều 331, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Ngoài ra, theo luật sư Cường, ngoài tội danh Lợi dụng quyền tự do dân chủ đã bị cáo buộc thì cơ quan điều tra cũng sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của nữ doanh nhân này trong thời gian qua theo nội dung đơn thư tố cáo của nhiều người về các hành vi vu khống, làm nhục người khác, đưa thông tin trái phép trên mạng internet.
Nếu các hành vi đó thỏa điều kiện cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục khởi tố để xử lý bà Nguyễn Phương Hằng theo quy định của pháp luật.
Hồi tháng 2/2022, PC01 đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đến cuối tháng 4 đối với bà Hằng.
Bạch Huệ
Theo Kiến thức Đầu tư