Trong báo cáo chiến lược thị trường 6 tháng cuối năm của Chứng khoán Maybank (MSVN) cho rằng, sự đảo chiều chính sách giúp giảm bớt đáng kể khó khăn của thị trường bất động sản. MSVN đưa ra 3 yếu tố đang tạo tín hiệu tốt cho sự phục hồi.
Thứ nhất, lãi suất cho vay đã giảm 2-2,5 điểm %/năm từ mức đỉnh 13-15%/năm và có khả năng giảm thêm 1-1,5 điểm %, giúp cải thiện khả năng chi trả của người mua nhà. Thứ hai, phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ nâng cao triển vọng thu nhập, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng. Thứ ba, việc bàn giao nhà từ các dự án mới hoạt động trở lại trong những tháng tới sẽ thúc đẩy tâm lý thị trường.
Với tình hình vĩ mô, MSVN kỳ vọng sự phục hồi của các nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi trong nửa cuối năm 2023, trước khi tăng tốc vào năm 2024.
Trong nước, Maybank này kỳ vọng lãi suất cho vay giảm xuống mức bình thường từ cuối quý 3 và đầu tư công sẽ tăng tốc nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 của Chính phủ là 6-6.5%.
Dựa trên kết quả vĩ mô nửa đầu năm và tổng hợp quan điểm của các nhà kinh tế, MSVN kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023 nhưng có thể chỉ đạt khoảng 5.7% cho cả năm trong trường hợp tốt nhất và tăng tốc lên khoảng 6.5-7% vào năm 2024.
Với thị trường chứng khoán, đội ngũ phân tích Maybank kỳ vọng có một số biến động trong ngắn hạn khi thị trường tiếp thu phân tích về triển vọng phục hồi vĩ mô. Tuy nhiên, Maybank tin rằng động lực tăng trưởng sẽ duy trì do tốc độ tăng trưởng thu nhập tăng nhanh từ quý 4/2023, một phần do cơ sở so sánh thấp của năm ngoái.
Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng EPS thị trường năm 2023 từ 7,3% trước đó xuống 4,6% để phản ánh nhiều hơn sự phục hồi kinh tế theo hình chữ U, nhưng MSVN vẫn duy trì mục tiêu P/E cho VN-Index ở mức 13,8 lần (trung bình 5 năm). Do đó, giá mục tiêu cho VN-Index vào năm 2023 giảm 7% xuống còn 1.300 điểm, giảm 7% so với mức điểm dự báo đạt 1.400 điểm trong báo cáo hồi đầu năm.
Dựa trên định giá tăng trưởng, MSVN nhận thấy nhiều ngành vẫn hấp dẫn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư dài hạn. Trong ngắn hạn, có thể có biến động do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư cá nhân dựa trên phân tích kỹ thuật và những nghi ngờ chung về triển vọng phục hồi kinh tế và lợi nhuận, nhưng đội ngũ phân tích kỳ vọng rủi ro giảm giá là hạn chế (tức dưới 7%). Thị trường sẽ tiếp tục có xu hướng tăng cao hơn vào cuối năm, nhờ thanh khoản vẫn mạnh và triển vọng tăng trưởng rõ ràng hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng chậm lại sang giai đoạn phục hồi ban đầu, CTCK này cho rằng các ngành mang tính chu kỳ như tài chính (VCB, MBB, TCB, STB, VND, SSI), phát triển nhà ở (KDH, NLG) và logistics (GMD, ACV) có khả năng vượt trội.
Ngoài ra, các ngành hưởng lợi từ việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng như năng lượng (PVS) và vật liệu xây dựng (HPG) cũng sẽ chứng kiến lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, các công ty tiêu dùng lớn cũng đang đưa ra cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư dài hạn (với tầm nhìn 2-3 năm) để mua/thêm vào. Ngoài ra, các ngành hưởng lợi từ việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng như năng lượng (PVS) và vật liệu xây dựng (HPG) cũng sẽ chứng kiến lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ.
TTCK tháng 7 sẽ lình xình đi ngang nhưng về trung và dài hạn vẫn là hồi phục Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường KBSV cho rằng, ở thời điểm hiện tại với ... |
Đầu tư chứng khoán tháng 7: Ngóng chờ mùa báo cáo tài chính bán niên Thị trường chứng khoán tháng 7 nhiều khả năng sẽ chững lại, thế nhưng giữa các nhóm ngành sẽ có sự phân hóa khi mà ... |
Khối ngoại bán ròng hơn 1.450 tỷ đồng phiên 7/7, tâm điểm cổ phiếu EIB của Eximbank Phiên giao dịch cuối tuần ngày 7/7, trái với lực cầu mạnh trong nước, khối ngoại đã bán ròng mạnh lên tới hơn 1.450 tỷ ... |
Khánh Vân