Theo góc nhìn thị trường của Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán toàn cầu vừa khép lại quý I/2023 với những chuyển biến tích cực khi nhà đầu tư vững tâm hơn nhờ việc không có dấu hiệu bất ổn nào mới từ hệ thống ngân hàng Mỹ và Châu Âu, bên cạnh đó Fed đã bớt “diều hâu” để có thể tạo ra cú hích “quay xe”. Tâm lý thị trường đang được cải thiện khi các nhà hoạch định chính sách có những bước đi quyết đoán để giải toả những thách thức xuất hiện gần đây.
MBS nhận định, chỉ số VN-Index đang có cơ hội để tiệm cận ngưỡng kỹ thuật MA200 ở khu vực 1.100 điểm, |
Theo giới chuyên gia, thị trường đang chuyển sự tập trung sang lạm phát và triển vọng lãi suất. Họ hy vọng tình trạng hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng đã được ngăn chặn. Thị trường lãi suất tương lai đang phản ánh khả năng 55% Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào ngày 2-3/5
Thị trường chứng khoán trong nước cũng vừa khép một tuần, một tháng và quý đầu tiên của năm với một “nốt thăng”. Chỉ số VN-Index chốt ở 1.064,64 điểm, tăng lần lượt 1,7%, 3,9% và 5,7%, đây cũng là quý tăng đầu tiên sau chuỗi 4 quý giảm liên tiếp.
Độ rộng thị trường trong tuần cuối quý I/2023, một số nhóm cổ phiếu có mức tăng nổi bật như: Bất động sản khu công nghiệp (KBC: +7,3%, VGC: +3,26%, SZC: +4,42%, D2D: +4,55%, …), nhóm chứng khoán (CTS: +12,42%, MBS: +10,5%, SSI: +5,13%, HCM: +4,08%, …), nhóm bất động sản (NLG: +7,63%, NVL: + 6,72%, DIG: + 5,88%, DXG: +5,91%, …), Vingroup (VHM: +5,1%, VIC: +3,2%, VRE: + 1,03%, …),… Hiện tại, có 3 nhóm cổ phiếu đã tăng sang tuần thứ 4 liên tiếp gồm: chứng khoán, bất động sản và Vingroup.
Chốt quý I/2023 của năm, nhóm cổ phiếu đầu tư công đang dẫn đầu thị trường về hiệu suất sinh lời nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu nổi bật như: LCG: +69,6%, HT1: + 45,89%, BCC: +43,9%, PLC: + 48%, KSB: + 42,3%, VCG: + 17,97%, … tiếp theo là nhóm cổ phiếu chứng khoán (VCI: +38%, CTS: + 32,4%, HCM: +30,3%, MBS: + 28,5%, SSI: +21,5%, VND: + 14,8%, …), xây dựng và vật liệu xây dựng (HSG: + 39,4%, CTD: + 32,8%, NKG: + 25,7%, HPG: + 15,6%, …), ...
Thanh khoản toàn thị trường ở tuần cuối quý I/2023 tăng 18,4% lên 11.735 tỷ đồng/phiên, trong đó thanh khoản khớp lệnh cũng vọt 24,9% đạt 10.297 tỷ đồng/phiên, đây cũng là tuần có mức thanh khoản cao nhất 5 tuần vừa qua. Thanh khoản toàn thị trường tháng 3 chỉ đạt 10.511 tỷ đồng/phiên, thấp nhất trong 3 tháng, giảm 13,3% so với tháng 1 và thấp hơn 9,7% so với tháng 2. Bình quân từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường đạt 11.425 tỷ đồng/phiên, giảm 44,44% với với mức bình quân của năm ngoái.
Khối ngoại bán ròng nhẹ 138 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần cuối tháng 3 sau chuỗi mua ròng 3 tuần liên tiếp. Tuy vậy, lũy kế từ đầu năm khối ngoại vẫn mua ròng 6.957 tỷ đồng. Trong đó, dòng vồn qua các kênh ETF tuần vừa qua mua ròng 19,32 triệu USD (~ 450 tỷ đồng), lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 206 triệu USD (~ 4.834 tỷ đồng).
Cho tuần mới, thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong quý đầu tiên của năm khi chu kỳ tăng lãi suất của các NHTW sắp kết thúc, xu hướng tăng có thể còn tiếp diễn trong khi nhà đầu tư chờ đợt Fed “xoay trục”.
Theo thống kê, khi chỉ số S&P 500 chốt quý I không thấp hơn đáy tháng 12 và tăng trên 7%, phần còn lại của năm sẽ tăng bình quân 11% và thị trường kết thúc năm ở mức tăng 18% – 23%. Hiện các thị trường lớn trên thế giới đã lấy lại ngưỡng MA200, củng cố cho xu hướng tăng trung và dài hạn.
Đối với thị trường trong nước, mặc dù đang có chuỗi tăng dài nhất trong năm (9 phiên liên tiếp), tương đương chuỗi tăng hồi tháng 8/2021, tuy nhiên quán tính tăng vẫn chậm so với các thị trường trên thế giới, chỉ số VN-Index vẫn nằm dưới ngưỡng MA200 hơn 3,8%.
Các số liệu vĩ mô quý I, từ GDP quý I/2023 theo chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp thứ 2 trong giai đoạn 2011-2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022, cho đến hàng loạt chỉ số khác như xuất khẩu giảm mạnh ở mức hai con số, sản xuất công nghiệp (IIP) suy giảm, doanh nghiệp đóng cửa lần đầu vượt doanh nghiệp đăng ký mới... dẫn đến bức tranh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý 1 vừa qua sẽ khó khăn.
Để hỗ trợ nền kinh tế, chỉ sau 2 tuần kể từ đợt giảm một số lãi suất điều hành từ ngày 15/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh thêm nhiều loại lãi suất khác. Đây sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán và nhà đầu tư đang chờ dòng tiền xác nhận, một số nhóm cổ phiếu vốn nhạy cảm với lãi suất như: chứng khoán, bất động sản, … đã tăng liền 4 tuần liên tiếp.
Do vậy, MBS nhận định, chỉ số VN-Index đang có cơ hội để tiệm cận ngưỡng kỹ thuật MA200 ở khu vực 1.100 điểm, áp lực bán ngắn hạn khi các báo cáo kết quả kinh doanh sắp được công bố có thể tạo ra những nhịp rung lắc ở các ngưỡng cản gần: 1.070 điểm, 1.089 điểm, 1.096 điểm,…
Phiên giao dịch ngày 3/4/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Nhận định chứng khoán ngày 3/4/2023: Rủi ro đảo chiều đang có phần lấn át Theo nhận định của chuyên gia chứng khoán, với việc một lần nữa vượt cản bất thành, rủi ro đảo chiều xuống vùng hỗ trợ ... |
Chọn lọc cổ phiếu đầu tư mùa đại hội cổ đông Mùa đại hội cổ đông năm 2023 đã chính thức bắt đầu. Đây là lúc kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết ... |
Quỳnh Nga