Chỉ số Dow Jones mất 38 điểm, tương đương 0,11%, và đóng cửa ở 33.646,5 điểm. Đây là phiên giảm đầu tiên của Dow Jones sau 4 phiên tăng liên tiếp vừa qua. Đầu ngày 12/4, chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này có lúc tăng hơn 200 điểm.
Chỉ số S&P 500 mất 0,41% còn 4.091,95 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite lùi 0,85% xuống 11.929,34 điểm.
Thị trường quay đầu giảm điểm sau khi biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức lo ngại nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái nhẹ vào cuối năm nay sau cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ.
Biên bản cuộc họp công bố vào ngày 12/4 cho biết: “Dựa trên đánh giá của họ về tác động kinh tế tiềm ẩn của những diễn biến gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, dự báo của các thành viên tại thời điểm diễn ra cuộc họp tháng 3 bao gồm một cuộc suy thoái nhẹ bắt đầu vào cuối năm nay, với sự phục hồi trong 2 năm tiếp theo”.
Ông Thomas Barkin, Chủ tịch Fed khu vực Richmond cho biết, lạm phát có thể đã đi qua đỉnh nhưng “chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Những lo ngại về suy thoái tiếp tục gây áp lực lên nhà đầu tư ngay cả khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự báo, chỉ nhích 0,1%, thấp hơn so với dự báo tăng 0,2% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.
Các chỉ số mở cửa trong sắc xanh sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0,1% so với tháng liền trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn các ước tính 0,2% và 5,1% của các nhà kinh tế mà Dow Jones khảo sát.
Ông Sam Stovall, Giám đốc chiến lược đầu tư tại CFRA, nhận định: “Số liệu mới được công bố là rất đáng khích lệ vì nó cho thấy hướng đi đúng với mong muốn của Fed, nhưng tôi nghĩ nó không đủ khiến Fed ngừng nâng lãi suất”.
Lạm phát đi xuống cho thấy nỗ lực kiểm soát giá cả của Fed đang phát huy tác dụng, đồng thời cũng là dấu hiệu của nền kinh tế giảm tốc và có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Giá cổ phiếu diễn biến tiêu cực sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố biên bản cuộc họp ngày 21 – 22/3 cho thấy các quan chức lo sợ nền kinh tế có thể rơi vào một cuộc suy thoái nhẹ trong năm 2023 do ảnh hưởng của những bất ổn trong hệ thống ngân hàng.
“Dựa trên những đánh giá về tác động kinh tế tiềm năng của những diễn biến gần đây trong hệ thống ngân hàng, các chuyên gia của Fed tại cuộc họp tháng 3 đã dự báo một cuộc suy thoái nhẹ trong năm 2023, sau đó kinh tế sẽ hồi phục trong hai năm tiếp theo”, biên bản cuộc họp của Fed viết.
Thị trường chứng khoán thiếu vắng doanh nghiệp niêm yết mới trong 3 tháng đầu năm Năm 2023, các hoạt động của doanh nghiệp phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết mới khá trầm lắng. ... |
Nhận định chứng khoán ngày 13/4/2023: VN-Index điều chỉnh trở lại Sự cân bằng giữa bên mua và bên bán được duy trì xuyên suốt phiên khiến VN-Index không có nhiều thay đổi vê mặt điểm ... |
Nhận định chứng khoán ngày 13/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 13/4/2023. Tạp ... |
Khánh Vân (t/h)