Chứng khoán phiên 22/12: Dòng tiền chờ KRX "go live"?

22/12/2023 - 05:33
(Bankviet.com) Theo TPS, thị trường phiên hôm nay chưa có sự bùng nổ về mặt thanh khoản, qua đó chứng tỏ mặc dù áp lực về cung đã giảm nhưng phần lớn dòng tiền rút ra ở giai đoạn trước vẫn đang chờ đợi quan sát phản ứng của thị trường khi kế hoạch KRX go live sẽ diễn ra vào đầu tuần sau...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/12, sàn HOSE có 214 mã tăng và 246 mã giảm, VN-Index tăng 1,67 điểm (+0,15%), lên 1.102,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 521 triệu đơn vị, giá trị 11.290,7 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 69,5 triệu đơn vị, giá trị 1.591,7 tỷ đồng.

Nhóm VN30 phân hóa rất cao, với 10 mã tăng, 12 mã giảm và có tới 8 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, không có cổ phiếu nào biến động quá 1,5%, với các mã tăng có BID duy nhất nhích hơn 1% lên 41.800 đồng, TCB tăng xấp xỉ 1%, trong khi MWG, FPT, BCM, VHM chỉ tăng nhẹ.

Chứng khoán phiên 22/12: Dòng tiền chờ KRX
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TRUNG TÍNH

Ở chiều ngược lại, hai mã STBPLX mất hơn 1% xuống 26.600 đồng và 34.000 đồng, còn các mã lớn theo sau như MSN, VNM, GAS, MSN, VCB giảm không đáng kể.

Trong khi đó, HPG là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất nhóm với hơn 14,3 triệu đơn vị và đứng tham chiếu tại 27.200 đồng. Cùng chung mức giá không đổi còn có TCB, MBB, TPB, SSB, CTG.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có một số đã bứt lên đáng kể như DRC và HAG, khi đều đóng cửa ở mức giá trần tại 25.850 đồng và 13.350 đồng, khớp lệnh DRC có hơn 1,43 triệu đơn vị, HAG khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 25,7 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu tăng tốt khác còn HSL +6,5% lên 11.500 đồng, PNJ +83.900 đồng, VDS +4% lên 17.100 đồng, HDG +3,8% lên 28.800 đồng, ITA +3,3% lên 6.650 đồng, NO1 +3,3% lên 11.200 đồng. Các cổ phiếu TV2, HHS, ADG, ACL, MIG, PC1, VHC, APG, DBC, BFC tăng từ 2% đến gần 3%, với DBC phiên này khớp lệnh chỉ đứng sau HAG trên sàn với hơn 14,3 triệu đơn vị.

Trái lại, các mã giảm cũng tương tự phiên sáng, khi đa số chỉ mất điểm nhẹ, chỉ riêng một vài cái tên giảm sâu nhưng thanh khoản thấp như DRF, VAF, HRC, SRC, VTB.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng dần hồi phục và vượt tham chiếu ở những phút cuối. Đóng cửa, sàn HNX có 69 mã tăng và 72 mã giảm, HNX-Index tăng 0,31 điểm (+0,14%), lên 228,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 46 triệu đơn vị, giá trị 822,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,13 triệu đơn vị, giá trị 143,8 tỷ đồng.

Khá nhiều cổ phiếu đã đảo chiều tăng thành công, với CEO, TIG, DTD, DDG, IDJ, DVM, GKM, VGS, dù phần lớn mức tăng còn khiêm tốn, ngoại trừ DVM nhích hơn 4% lên 11.800 đồng, DTD tăng hơn 3% lên 25.200 đồng.

Các cổ phiếu SHS, AMV, MST, IDC, TNG, VC3, MBG đứng giá tham chiếu, với SHS khớp lệnh cao nhất sàn khi có hơn 9,3 triệu đơn vị.

Giảm điểm có PVS, PVC, LAS, LIG, nhưng mức giảm thấp.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index nới đà tăng sau phiên sáng tăng nhẹ và leo lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,68 điểm (+0,79%), lên 86,16 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,7 triệu đơn vị, giá trị 240,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,25 triệu đơn vị, giá trị 174,1 tỷ đồng.

Cổ phiếu ICF bật cao là chạm giá trần +13% lên 2.600 đồng, khớp 0,33 triệu đơn vị. Các cổ phiếu khác đáng chú ý như NAB +6,9% lên 15.600 đồng, khớp 1,49 triệu đơn vị, BIG +6,7% lên 9.600 đồng, DRI +5,6% lên 7.500 đồng, VHG +3,7% lên 2.800 đồng, VAB +3% lên 6.900 đồng, khớp từ 0,29 triệu đến hơn 0,84 triệu đơn vị.

Cổ phiếu BSR vẫn là mã hút giao dịch nhất với hơn 1,72 triệu đơn vị và về tham chiếu tại 18.500 đồng.

Theo Chứng khoán Tiên Phong (TPS), VN-Index tiếp tục tăng điểm nhờ lực cầu tăng mạnh vào khoảng 15 phút cuối phiên. Đáng nói hơn, đây được xem như phiên test cung thành công trong bối cảnh áp lực về lượng hàng bắt đáy phiên 19/12/2023 và việc diễn ra phiên đáo hạn phái sinh.

Cụ thể, chỉ số hình than mẫu hình nến tăng bao phủ toàn bộ thân nến trước đó thể hiện lực cầu đã có sự áp đảo lực bán ở cuối phiên chiều. Hiện tại, chỉ số đã đóng cửa trên đường SMA 50 ngày và vẫn tiếp tục quá trình leo dốc hướng về mục tiếu 1.130 điểm.

Tuy nhiên, sự tăng giá của thị trường trong phiên nay vẫn chưa có sự bùng nổ về mặt thanh khoản, qua đó chứng tỏ mặc dù áp lực về cung đã giảm nhưng phần lớn dòng tiền rút ra ở giai đoạn trước vẫn đang chờ đợi quan sát phản ứng của thị trường khi kế hoạch KRX go live sẽ diễn ra vào đầu tuần sau. Vì vậy, việc mua mới trong 2 phiên cuối tuần sẽ khiến nhà đầu tư mất đi lợi thế về t+.

Chứng khoán Yuanta thì cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh đường trung bình 50 phiên của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn còn thận trọng ở các mức giá cao cho nên thị trường có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ và ít thay đổi so với phiên trước đó cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TRUNG TÍNH. Do đó, Chứng khoán Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng và hạn chế mua mới trong giai đoạn này.

Còn dưới góc nhìn kỹ thuật của Chứng khoán Beta (Beta), dù đã có phiên hồi phục thứ 3 liên tiếp nhưng VN-Index vẫn chưa có tín hiệu tích cực rõ ràng về mặt xu hướng ngắn hạn khi nằm dưới các đường MA10 và MA20, đồng thời các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD, (DI+, DI-) vẫn đang duy trì tín hiệu tiêu cực, nên rủi ro ngắn hạn vẫn hiện hữu.

Tuy nhiên, đường MACD đang có dấu hiệu rút ngắn khoảng cách với đường Tín hiệu và DI+ cũng có dấu hiệu hội tụ với DI- có thể là những tín hiệu củng cố cho khả năng tạo đáy. Hiện tại, vùng 1,120-1,130 điểm sẽ đóng vai trò kháng cự khi thị trường hồi phục và mốc 1,080 điểm vẫn đóng vai trò hỗ trợ.

Hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dừng đà bán ròng của khối ngoại đối với nhiều “cổ phiếu trụ”, đồng thời ngày mai là phiên giao dịch cuối tuần nên có thể sẽ xuất hiện rung lắc, biến động mạnh. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư với tầm nhìn dài hạn vẫn có thể tận dụng những nhịp rung lắc, điều chỉnh để xem xét mua tích lũy cổ phiếu của những doanh nghiệp có triển vọng kết quả kinh doanh tốt trong quý 4/2023 và năm 2024 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn được duy trì ở mức thấp cùng với nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

"Xanh vỏ đỏ lòng", VN-Index chuyển sắc trong ngày đáo hạn phái sinh

Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận thanh khoản thấp kỷ lục trong phiên giao dịch đáo hạn phái sinh.

VN-Index "chùng chân" tại 1.100 điểm, dòng tiền cá mập không còn ưa chuộng nhóm Chứng khoán

Diễn biến ngày giao dịch thứ Năn 21/12, thanh khoản dòng tiền yếu ớt, lực mua và bán thể hiện rõ tâm lý giằng co ...

Loạt cổ phiếu ngân hàng cho tín hiệu kém sắc dưới góc độ kỹ thuật

Trong thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục kìm hãm đà tăng của chỉ số VN-Index. Dưới góc nhìn kỹ thuật, ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán