Dòng tiền đang có sự phân hóa nhất định tại các dòng cổ phiếu. Diễn biến theo nhóm ngành, sắc xanh của nhóm sản xuất thực phẩm, hóa chất đóng vai trò giữ nhịp thị trường.
Cổ phiếu MSN (+1,05%) là trụ đỡ lớn nhất của VN-Index. Trong khi đó, nhóm mã ngân hàng, bất động sản là VPB, VIB, VRE, NVL, MBB, CTG lần lượt theo thứ tự là những cái tên tạo áp lực giảm điểm mạnh nhất cho chỉ số tính đến 9h36.
Tại nhóm ngành bảo hiểm, gần như tất cả cổ phiếu thuộc phân ngành này đều tăng giá vào đầu phiên sáng, với những mã nổi bật như BVH (+2,69%), PRE (+4,48%), VNR (+3,17%), PVI (+1,83%)…
Nhóm cổ phiếu khai khoáng cũng diễn biến tích cực. Cổ phiếu hóa chất cũng tăng điểm mạnh, nổi bật như DGC (+4,34%), CSV (+6,91%), NET (+8,64%), PLP (+6,97%).
Bất chấp sự rung lắc từ thị trường chung, cổ phiếu VNM của Vinamilk vẫn tăng mạnh. Tính đến 10h22’, cổ phiếu VNM đăng tăng 2,14%, tương ứng mức tăng 1.900 đồng/cp lên mức 90.700 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt 4.358.400 đơn vị.
Trong khi đó, sau khi tăng nhẹ đầu phiên VIC đang đảo chiều giảm 0,23%; VHM giảm 1,55%; VRE giảm 1,23%... và là những mã đang gây áp lực lớn lên thị trường.
Cổ phiếu nhóm chứng khoán cũng diễn biến tiêu cưc: VND giảm 1,51%; SSI giảm 1%; BSI giảm 0,55%...
Tính đến 10h32’, VN-Index giảm 2,19 điểm (0,16%) xuống 1.337,65 điểm; VN30 giảm 4,88 điểm (0,34%) xuống 1.441,42 điểm; HNX-Index tăng 0,14 điểm (0,4%) lên 359,12 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 96,57 điểm.
Những phút tiếp theo, thị trường chủ yếu giằng co quanh tham chiếu. Các cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh, trong đó VPB, KDC, VHM, VRE, FPT, CTG... giảm giá và gây áp lực lớn lên các chỉ số. Trong khi đó, sự nâng đỡ vẫn đến từ các cổ phiếu như BVH, VNM, MWG, VCB...
Các cổ phiếu thuộc nhóm bảo hiểm gồm BLI, BVH, BIC, BMI và MIG đều tăng giá tốt. Trong đó, BLI tăng 7,1%, BVH tăng 4,5%, BIC tăng 2,3%...
Hiện VNM đang là trụ đỡ lớn nhất thị trường với mức đóng góp 1 điểm cho VN-Index, ngoài ra sắc xanh của BVH, MWG, DGC, MSN và VCB cũng góp phần giữ nhịp thị trường. Trong khi đó, sắc đỏ của VHM cùng loạt mã ngân hàng như VPB, TCB, CTG, MBB và GAS là những nhân tố chính kéo thị trường đỏ lửa.
Về cuối phiên, VN-Index khởi sắc hơn nhờ sự phục hồi của nhóm vốn hóa lớn, bên cạnh đó nhóm vốn hóa vừa và nhỏ đồng loạt hút tiền giúp thị trường lấy lại sắc xanh.
VNM và MSN là hai cổ phiếu tác động tích cực nhất đến đà tăng của VN-Index. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng khởi sắc, hỗ trợ đà tăng của thị trường như DGC, BVH, GAS và VCB.
Giao dịch ấn tượng nhất trong phiên sáng nay phải kể đến cổ phiếu họ đầu cơ FLC khi các mã dòng này đồng loạt tăng trần với khối lượng giao dịch khủng. Cụ thể, FLC và ROS là hai mã có khối lượng giao dịch cao nhất trong phiên sáng, với 36,8 triệu và 23,6 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán.
Một diễn biến bất ngờ giữa bối cảnh dịch bệnh là nhóm ngành dịch vụ lưu trú, giải trí lại tăng điểm mạnh trong sáng nay, với DAH (+3.96%), NVT (+4.81%), OCH (+8.33%), SGH (+9.62%).
Nhóm ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, chứng khoán) và bất động sản vẫn ảm đạm, khi phần đông cổ phiếu lớn giảm giá. Trong khi đó, các cổ phiếu bảo hiểm đồng loạt tăng giá đáng kể, dẫn đầu bởi BVH (+4.31%).
Về khối ngoại, đến kết phiên sáng, giá trị bán ròng của nhóm này đã tăng lên mức 194 tỷ đồng tính tổng thể tam sàn.
Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng nay đạt gần 702,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 14.709,5 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản sàn HOSE đạt 11.100 tỷ đồng, giảm 27% so với phiên trước.
Tạm dừng phiên sáng, trên sàn HOSE với 237 mã tăng, 158 mã giảm và 42 mã đứng giá, VN-Index tăng điểm 4,46 (+0,33%) lên 1.344,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 502,1 triệu đơn vị, giá trị 11.100,5 tỷ đồng, giảm 11% về khối lượng và 26,7% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 20,8 triệu đơn vị, giá trị 680 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, sau khi tăng tốt đầu phiên, chỉ số chính của sàn này cũng bị kéo thẳng xuống tham chiếu theo diễn biến trên HOSE, nhưng cũng nhanh chóng bật trở lại, lập đỉnh của phiên trước khi hạ nhiệt nhẹ lúc tạm nghỉ trưa. Tạm dừng phiên sáng, HNX-Index tăng 2,12 điểm (+0,59%) lên 361,1 điểm với 162 mã tăng, trong khi chỉ có 69 mã giảm và 118 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt 122,4 triệu đơn vị, giá trị 2.234 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9 triệu đơn vị, giá trị 354 tỷ đồng.
Tại thị trường UPCoM, diễn biến của chỉ số chính cũng giống 2 sàn niêm yết khi bị đẩy xuống dưới tham chiếu lúc giữa phiên, nhưng đã bật khá mạnh nửa cuối phiên. Tạm dừng phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,4%), lên 97,15 điểm với 219 mã tăng, trong khi chỉ có 91 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 76,3 triệu đơn vị, giá trị 1.322 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 1,3 triệu đơn vị, giá trị 73 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 21/9 mở đầu tích cực nhưng vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 vẫn chưa thể phục hồi sau phiên đỏ lửa 20/9 giữa nhiều lo ngại về Evergrande, Fed,... Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 50,6 điểm, tương đương 0,15%, và kết phiên ở gần 33.920 điểm. S&P 500 giảm gần 0,1% còn 4.354 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite diễn biến ngược chiều hai chỉ số còn lại trong phiên 21/9, đóng cửa tăng 0,22% do nhà đầu tư dồn tiền mua bắt đáy các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn như Apple. |
Tuệ An
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam