Tạm dừng phiên sáng, HOSE chỉ còn 39 mã tăng và 353 mã giảm, VN-Index giảm 19,88 điểm (-1,91%), xuống mức 1.019,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 289,87 triệu đơn vị, giá trị 4.462,19 tỷ đồng, tăng 74,12% về khối lượng và 88,6% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 24/2. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,62 triệu đơn vị, giá trị 837,25 tỷ đồng.
Toàn bộ các cổ phiếu trong rổ VN30 đều lùi về dưới mốc tham chiếu, trong đó các mã giảm sâu như NVL giảm 4,4%, HPG, MSN, VRE cùng giảm 3,4%, PDR và VHM cùng giảm 3,3%, MWG giảm 3,1%...
Các chỉ số chính thị trường tạm dừng phiên sáng 27/2 (Nguồn: SSI) |
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi HQC lùi về sát mốc tham chiếu thậm chí có thời điểm điều chỉnh do áp lực chốt lời gia tăng sau 5 phiên tăng mạnh liên tiếp, thì JVC có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, hay TMT cũng lấy lại sắc tím sau pha ngắt nhịp vào ngày cuối tuần tuần (24/2)… Trong đó, HQC vẫn khá sôi động với thanh khoản chỉ thua HPG, đạt khối lượng khớp lệnh 11,33 triệu đơn vị.
Xét về nhóm ngành, diễn biến tiêu cực khi không có nổi nhóm nào giữ được sắc xanh. Nhóm chứng khoán giảm khá mạnh với VND giảm 3,6%, SSI giảm 2,9%, VIX giảm 2,1%, HCM giảm 4,8%, VCI giảm 3,6%... Trong đó, VIX và VND sôi động nhất ngành với khối lượng khớp lệnh đều hơn 9 triệu đơn vị.
Nhóm bất động sản chủ yếu phủ đỏ, ngoại trừ một số mã nhỏ lẻ ngược dòng thành công như SCR, TCD, HQC, nhưng mức tăng hạn chế. Trong đó, các mã lớn vẫn tiếp tục lùi sâu hơn như VHM giảm gần 3,3%, VIC giảm gần 2,5%, VRE giảm 3,4%, hay các mã khác như NVL giảm 4,4%, VCG giảm 4,2%, TCH giảm 3,3%, HHV giảm 2,7%...
Dòng bank vẫn ngập trong sắc đỏ với các mã VCB, BID, ACB, VPB, MBB, SHB, VIB, TPB đều giảm hơn 2%; các mã khác như CTG, TCB, HDB, STB… giảm hơn 2%.
Bộ 3 cổ phiếu thép cũng lùi sâu với HPG giảm 3,4% xuống mức 20.100 đồng/CP và thanh khoản vẫn dẫn đầu thị trường, đạt hơn 16,22 triệu đơn vị; HSG giảm 4,6% xuống 14.500 đồng/CP và khớp 9,5 triệu đơn vị, NKG giảm 4% xuống 14.400 đồng/CP.
Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng và lan rộng thị trường cũng khiến chỉ số chung giảm mạnh. Chốt phiên sáng, sàn HNX có 34 mã tăng và 118 mã giảm, HNX-Index giảm 3,76 điểm (-1,81%), xuống 203,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,15 triệu đơn vị, giá trị 420,48 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 1,6 triệu đơn vị, giá trị 57,23 tỷ đồng.
Cổ phiếu chứng khoán SHS vẫn dẫn đầu thanh khoản trên HNX với hơn 5,5 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng áp lực bán tăng mạnh đã khiến mã này chốt phiên giảm 2,4% xuống mức 8.100 đồng/CP. Ngoài ra, các mã chứng khoán khác cũng giảm mạnh như MBS giảm 3,7%, APS giảm 4,3%, BVS giảm 3,4%...
Một số mã đáng chú ý khác cũng giảm sâu hơn như CEO giảm 4,3% xuống 19.900 đồng/CP, IDC giảm 2,3% xuống 38.800 đồng/CP, TNG giảm 3,8% xuống 17.700 đồng/CP…
Điểm sáng là cổ phiếu nhỏ AMV chốt phiên tăng 9,5% lên mức giá trần 4.600 đồng/CP với thanh khoản tăng vọt, đứng ở vị trí thứ 2 trên thị trường, đạt hơn 4,25 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 1,43 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường cũng nhanh chóng đảo chiều giảm điểm sau ít phút mở cửa le lói sắc xanh. Chốt phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,81 điểm (-1,06%), xuống 75,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,77 triệu đơn vị, giá trị 168,49 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,11 triệu đơn vị, giá trị 13,45 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR chốt phiên giảm 3,7% xuống mức 15.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt hơn 4,19 triệu đơn vị.
Tiếp theo đó là LMH khớp 1,23 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 7% xuống 5.300 đồng/CP và C4G khớp hơn 1 triệu đơn vị, chốt phiên giảm 4,4% xuống 10.800 đồng/CP.
“Qua cơn bĩ cực”, ngành thép liệu có “đến hồi thái lai”? Theo VCBS, các doanh nghiệp thép lớn phải dừng hoạt động một phần trong quý I/2023. Nhiều doanh nghiệp trong ngành thép đã đóng lò ... |
Cổ phiếu bị hủy niêm yết - Lời cảnh tỉnh với các nhà đầu tư Tính từ đầu năm 2022 đến nay, hàng chục mã cổ phiếu đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên cả hai sàn HOSE và ... |
Tìm hiểu về lãi suất âm, ý nghĩa của lãi suất âm trong nền kinh tế Lãi suất âm là khái niệm khá lạ lẫm tại Việt Nam, tuy nhiên rất phổ biến tại các quốc gia phát triển, lãi suất ... |
Nguyên Nam