Chứng khoán phiên sáng 4/11 kết thúc với chỉ số VN-Index giảm 9,06 điểm (-0,72%) về 1.245,83 điểm. Bên bán chiếm ưu thế, toàn sàn HoSE ghi nhận 63 mã tăng, 296 mã giảm và 51 mã tham chiếu. Thanh khoản đạt 326,4 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 6.921 tỷ đồng. Nhóm VN30 cùng chiều khi lực bán áp đảo với 5 mã tăng/24 mã giảm. Chỉ số VN30-Index giảm mạnh 12,25 điểm (-0,92%) còn 1.313,37 điểm.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 1,89 điểm (-0,84%) còn 223,52 điểm, với 37 mã tăng và 93 mã giảm. Khối lượng giao dịch đạt 16,4 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch 286,8 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,34%) về 91,65 điểm, với 92 mã tăng và 134 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn UPCoM đạt 15,3 triệu đơn vị, giá trị 199,8 tỷ đồng.
10h30: Tâm lý bi quan tiếp tục bao trùm thị trường khiến các chỉ số chìm trong sắc đỏ. VN-Index giảm 5,31 điểm (-0,42%), lùi về mức 1.249 điểm, trong khi HNX-Index cũng giảm 1,18 điểm (-0,53%) xuống 224 điểm.
Nhóm VN30 tiếp tục gây áp lực lớn lên chỉ số, với 21 mã giảm điểm, đặc biệt từ các cổ phiếu ngân hàng. Các mã như SSB (-2,4%), TPB (-1,8%), VPB (-1,5%) và VIB (-1,1%) đồng loạt giảm sâu. Tuy nhiên, một số mã như VCB, VNM và CTG giữ được sắc xanh, giúp thu hẹp đà giảm của thị trường.
Về mức độ ảnh hưởng, vác cổ phiếu như VPB, FPT, HDB và MWG tác động tiêu cực đến chỉ số VN30-Index, lần lượt lấy đi 1,58 điểm, 1,56 điểm, 0,93 điểm và 0,89 điểm. Ngược lại, VCB, VNM, MBB và CTG đóng góp giúp VN30 níu giữ hơn 1,1 điểm.
Bất động sản: Đa số cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm điểm. VHM giảm 1,33%, TCH giảm 1,58%, NTL giảm 2,97% và KBC giảm 0,19%. Chỉ có một vài mã ghi nhận sự hồi phục nhẹ như DXG (+0,6%), DIG (+0,24%) và HDG (+0,37%).
Tài chính và ngân hàng: Áp lực bán vẫn tập trung ở các mã ngân hàng như EIB (-3,56%), TPB (-2,05%), VPB (-1,99%) và STB (-0,43%). Nhóm cổ phiếu thép cũng có diễn biến tiêu cực, với HPG, HSG và NKG đều giảm dưới 1%.
9h30: VN-Index có lúc tăng nhẹ hơn 1,5 điểm lên 1.256 điểm, nhưng sau đó áp lực bán từ nhóm cổ phiếu blue-chip khiến chỉ số nhanh chóng đảo chiều. Tính đến đầu giờ sáng, thị trường ghi nhận 217 mã giảm và 218 mã tăng, cho thấy trạng thái giằng co vẫn chiếm ưu thế.
Ngành công nghiệp dẫn đầu xu hướng giảm với các mã CTD (-1,77%), VJC (-0,67%), HHV (-0,86%) và BCG (-0,15%). Ở chiều ngược lại, nhóm tiêu dùng thiết yếu như SAB (+1,08%), MSN (+0,13%) và VNM (+0,91%) duy trì sắc xanh, đóng góp điểm số tích cực cho thị trường.
Chứng khoán KBSV nhận định, tín hiệu đảo chiều sau khi chạm vùng kháng cự gần với sự xuất hiện của một mẫu nến phân phối đỏ đặc kéo dài, cho thấy rủi ro đang tăng lên. Tuy vậy, hoạt động phân phối ở vùng giá thấp tạm thời vẫn diễn ra trong mức độ kiểm soát khi thanh khoản chưa gia tăng đột biến.
Nhìn chung, lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì có thể giúp hãm lại đà rơi của chỉ số và mang lại cơ hội hồi phục phân hóa đối với một số mã dẫn dắt, nhưng rủi ro xuyên thủng đáy ngắn hạn và tiếp tục xu hướng điều chỉnh của VN-Index cần được lưu ý. Sau khi hạ tỷ trọng nắm giữ về mức an toàn ở vùng kháng cự gần, NĐT có thể chờ mở lại 1 phần vị thế trading gối đầu tại các vùng hỗ trợ kế tiếp.
Thông tin chứng khoán trước giờ giao dịch 4/11: Hủy giao dịch cổ phiếu VIB, Thông tư 68 chính thức có hiệu lực,... VIB gặp sự cố về giao dịch, Royal Invest (RYG) hoàn tất niêm yết và Vinhomes (VHM) tiếp tục chương trình mua lại cổ phiếu. ... |
Cổ phiếu tâm điểm phiên sáng 4/11/2024: CIG chưa ngưng tím, DPG liệu có quay đầu? Cổ phiếu CIG, PSH, HPX và QCG phiên đầu tháng 11 tăng tốt nhờ kết quả kinh doanh tích cực. DPG chịu áp lực giảm ... |
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025: Rủi ro và thách thức, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng biến Thị trường chứng khoán đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024 với những bước khởi đầu thuận lợi nhưng sau đó lại gặp không ... |
Đức Anh