Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch (ngày 27 đến 31-5) giằng co với 2 phiên tăng và 3 phiên giảm điểm. Khởi đầu tuần giao dịch với 2 phiên tăng điểm ấn tượng, chỉ số nhanh chóng trở lại vùng 1.285 điểm, lấy lại hoàn toàn điểm số đã mất phiên cuối tuần liền trước. Sau đó, thị trường trượt dốc trong 3 phiên giao dịch cuối cùng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai “tội đồ” trong tuần qua khi liên tiếp gây áp lực lớn lên thị trường, trong khi dòng tiền có xu hướng xoay vòng và tìm đến những cổ phiếu nhỏ và vừa. Đóng cửa tuần giao dịch, chỉ số chính VN-Index dừng ở mức 1.261,72 điểm, giảm 0,21 điểm (-0,02%); HNX-Index tăng 0,6% lên 243,1 điểm và UPCoM tăng 1,2% lên 95,9 điểm.
Trong báo cáo đánh giá tổng quan thị trường chứng khoán tháng 5/2024, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết, thanh khoản tháng 5 đạt khoảng gần 16,7 tỷ cổ phiếu, cao hơn trung bình 5 tháng gần nhất. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đạt khoảng 21.700 tỷ đồng/phiên.
Theo VFS, mặc dù thanh khoản tăng dần theo chiều giá hồi phục giúp củng cố cho đà tăng ngắn hạn, thanh khoản cao trong diễn biến giằng co quanh vùng 1.280 điểm lại hàm ý về áp lực chốt lời tương đối lớn. Điều này cho thấy tâm lý giao dịch đang bị chi phối bởi mạnh bởi những tín hiệu vĩ mô trong ngắn hạn và dòng tiền vẫn còn thận trọng với kịch bản tích cực của thị trường trong trung hạn.
Trong bối cảnh thị trường ghi nhận nhịp hồi phục, tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm trong tháng 5. Tuy nhiên, dòng tiền đang thể hiện sự quan tâm đến các nhóm ngành vừa và nhỏ thay vì nhóm vốn hóa lớn. Cụ thể, nhóm ngành du lịch tiếp diễn đà tăng mạnh 25,64% với đại diện nổi bật là HVN. Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng trung bình 16,08% khi giá dầu có diễn biến khởi sắc. Các cổ phiếu tiêu biểu của nhóm ngành này như PVD, PVS, BSR đều ghi nhận đà tăng tích cực.
Các nhóm cổ phiếu trung bình khác như hóa chất, bảo hiểm, bán lẻ, điện đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 10% về giá. Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản đều thuộc nhóm tăng giá thấp nhất.
"Sau diễn biến hồi phục về vùng đỉnh cũ, VN-Index đang phải đối mặt với áp lực chốt lời lớn từ cả trong nước lẫn khối ngoại và đang đi ngang quanh vùng giá này để nỗ lực hấp thụ áp lực bán. Dòng tiền trên thực tế vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thị trường mà luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành có câu chuyện riêng"- VFS khuyến nghị.
Đơn vị phân tích đưa ra hai kịch bản thị trường trong thời gian tới:
Một là VN-Index hấp thụ được hoàn toàn áp lực bán, bứt phá vùng kháng cự 1.280 điểm.
Hai là VN-Index tiếp tục điều chỉnh về vùng 1.230 điểm để thu hút thêm dòng tiền nhập cuộc.
Còn theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS), thị trường chứng khoán đã có tháng 5 giao dịch khá sôi động và chạm lại mức đỉnh cũ hồi đầu tháng 4, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng động lực thị trường đã yếu đi đáng kể một phần do nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, thị trường chung tháng 6 có thể gặp nhiều thử thách hơn và khả năng ngay trong tuần đầu tháng 6 sẽ có vài nhịp điều chỉnh ngắn.
"Thông thường tháng 6 là tháng thị trường giao dịch có phần sôi động trở lại do là tháng cuối cùng của giao dịch bán niên, vì vậy sẽ có nhiều tin tức doanh nghiệp có thể tạo sự ảnh hưởng chung đến thị trường", ông Khanh phân tích thêm.
Chủ tịch Chứng khoán Everest Nguyễn Hải Châu bị cấm giao dịch 2 tháng vì mua chui cổ phiếu Mua hơn 1 triệu cổ phiếu EVS sớm hơn ngày đăng ký, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Everest (EVS) bị xử phạt hơn 75,3 triệu ... |
Thị trường chứng khoán đang đối mặt với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, trong thời gian qua, cùng với an ninh truyền thống, đã và đang nổi ... |
Giao dịch khối ngoại tuần 27-31/5: Bán ròng hơn 8.100 tỷ đồng, một cổ phiếu sàn UPCoM bị xả đột biến Thị trường trong tuần 27-31/5 vẫn duy trì được biên độ sideway 1.260-1.280 điểm nhưng đồng thời cũng ghi nhận diễn biến rung lắc mạnh ... |
Linh Đan