Chuyên gia khuyến nghị xây dựng danh mục 4 nhóm ngành khi thị trường chứng khoán điều chỉnh

21/12/2024 - 23:02
(Bankviet.com) VN-Index đã trải qua hai tuần điều chỉnh sau đợt phục hồi từ vùng giá 1.200 điểm. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để tái cơ cấu danh mục, tập trung vào các nhóm ngành vận tải biển, logistic, xuất nhập khẩu và ngân hàng, vốn có triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới.

Thị trường chứng khoán giằng co với áp lực điều chỉnh

VN-Index kết thúc tuần giao dịch với mức giảm 0,40%, đứng ở 1.257,50 điểm, thấp hơn đường trung bình 200 phiên quanh mốc 1.260 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ 0,03%.

Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục giảm, khối lượng giao dịch trên HOSE giảm 9,05%. Nhà đầu tư nước ngoài duy trì xu hướng bán ròng với giá trị hơn 1.500 tỷ đồng trên cả hai sàn, tập trung vào các mã lớn như HPGBVH.

Diễn biến chỉ số VN-Index
Diễn biến chỉ số VN-Index

Tuần qua, VN-Index dao động trong bối cảnh tâm lý thận trọng bao trùm, với ba phiên đầu tích lũy nhẹ và hai phiên cuối tuần chịu áp lực bán gia tăng do thông tin từ Fed về lộ trình giảm lãi suất đến năm 2025. Đà hồi phục cuối tuần giúp thu hẹp phần nào mức giảm.

Dù thị trường chát chẻ, nhóm ngành vận tải biểnlogistic đã tủ hút dòng tiền mạnh mẽ, trở thành điểm nhấn trong tuần qua. Các mã như HVN, MVN, VOS, VTO và YEG đồng loạt tăng kịch trần, thu hút nhà đầu tư nhờ và lớn. Các công ty như ACV (+4,38%), PHP (+4,57%) và SGP (+6,37%) cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, ngành viễn thông và một số cô phiếu tài chính như SSB (+1,21%) và VAB (+2,25%) cũng ghi điểm với dây chuyền tăng nhẹ. Tuy nhiên, nhóm tài chính và tiện ích chỉ nhích nhẹ, nhiều mã biến động quanh mốc tham chiếu như BVH (-2,29%) và VND (-1,93%).

Dự báo và khuyến nghị của chuyên gia

Nhận định về xu hướng và dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần tới, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT cho biết: Mặc dù chỉ số VN-Index chỉ ghi nhận mức sụt giảm nhẹ 0,4% trong tuần giao dịch vừa qua, nhưng áp lực trong thực tế mà giới đầu tư chứng khoán phải trải qua lớn hơn nhiều so với con số khiêm tốn đó.

Việc Fed đưa ra lộ trình giảm lãi suất “thận trọng hơn” trong năm tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, đẩy chỉ số đo lường mức độ sợ hãi (VIX) tăng vọt trong phiên ngày 18/12 lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11. Thị trường chứng khoán Mỹ do đó điều chỉnh mạnh và việc dòng tiền tìm nơi trú ẩn khiến chỉ số sức mạnh đồng đô la (DXY) tăng vọt vượt mốc 108. Những yếu tố này đã gây sức ép lên tỷ giá trong nước, khiến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng vượt mốc “can thiệp” và buộc Ngân hàng Nhà nước phải bán ra khoảng 2 tỷ đô la dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá. Diễn biến này khiến tâm lý của giới đầu tư chứng khoán trong nước chịu nhiều áp lực và chỉ số VN-Index lùi về sát vùng hỗ trợ 1.250 điểm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy điểm tích cực là áp lực bán “không quá mạnh” và việc dòng tiền bắt đáy nhập cuộc đã giúp VN-Index giữ vững vùng hỗ trợ trên.

Bước sang tuần giao dịch tới, thị trường tài chính quốc tế có thể diễn biến tích cực hơn khi những thông tin tiêu cực đã được phản ánh phần lớn vào giá, đặc biệt là việc Fed thận trọng hơn về lộ trình cắt giảm lãi suất trong năm 2025 do những bất định trong chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Trump.

Đáng chú ý, thị trường cũng đón nhận một vài thông tin tích cực hơn trong ngày cuối tuần, bao gồm việc thước đo lạm phát ưa chuộng của Fed là chỉ số PCE (chi tiêu tiêu dùng cá nhân) chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ, đều thấp hơn 0,1 điểm % so với dự báo, cho thấy xu hướng lạm phát vẫn đang hạ nhiệt. Đồng thời, việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách mới nhằm ngăn Chính phủ Mỹ đóng cửa vào phút cuối cũng giúp giảm thiểu rủi ro bất ổn, kéo chỉ số VIX giảm mạnh trong phiên cuối tuần.

Ông Hinh kỳ vọng việc thị trường tài chính toàn cầu bình ổn hơn sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy các chỉ số chứng khoán phục hồi. Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm. Nhà đầu tư nên tận dùng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục đầu tư, hạ bớt tỷ trọng đòn bẩy nếu đang ở mức cao, đồng thời xây dựng danh mục đầu tư xoay quanh các nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và triển vọng kinh doanh cải thiện, bao gồm nhóm vận tải biển, logistic, xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản) và ngân hàng.

Chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh mẽ, ngành chip toàn cầu chao đảo trước áp lực từ Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên cuối tuần với sắc xanh ở cả ba chỉ số chính, Dow Jones và S&P500 ghi nhận ...

Giao dịch khối ngoại tuần qua (16-20/10): Cổ phiếu HPG của Hòa Phát là tâm điểm

Khối ngoại bán ròng 1.464 tỷ đồng tuần 16-20/12, tăng hơn 10% so với tuần trước. HPG, SSI, PVS bị xả mạnh trên HoSE và ...

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt với biến động do GDP chậm lại và áp lực tỷ giá

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể ...

Nguyễn Thanh

Nguyễn Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán