Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua một tuần đầy biến động khi cuộc đàm phán trần nợ ở Washington DC kéo dài, lạm phát dai dẳng có thể khiến Fed sẽ phải giữ lãi suất cao trong thời gian lâu hơn so với kỳ vọng thời gian gần đây của thị trường.
Bên cạnh đó, kinh tế Đức chính thức rơi vào suy thoái và tăng trưởng chậm của Trung Quốc phát đi tín hiệu cảnh báo với thị trường toàn cầu. Tuy vậy, các chỉ số đã thu hẹp đà giảm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ và lạc quan về đàm phán trần nợ.
Theo quan điểm của chứng khoán MB (MBS), mặt bằng lãi suất trong nước tiếp tục giảm, đây là cơ hội để dòng tiền nhàn rỗi quay lại với thị trường chứng khoán. |
Thị trường trong nước tuần qua đi ngang sang tuần thứ 2 liên tiếp, chốt tuần ở 1.063,76 điểm, giảm nhẹ 3,31 điểm, tương đương mất 0,31%. Tuy vậy, độ rộng thị trường vẫn rất tích cực nhờ dòng tiền giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu nhỏ. Thanh khoản toàn thị trường giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong 6 tuần gần đây nhờ dòng tiền nội, bù đắp tuần bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm của khối ngoại.
Nhóm cổ phiếu smallcap đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, tăng gần 18% kể từ đầu năm, trong 8 tuần gần đây, nhóm cổ phiếu nhỏ này tăng tới 6 tuần và là nhóm được nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm lợi nhuận trước áp lực bán ròng của khối ngoại tập trung ở nhóm bluechips.
Tuần vừa qua, nhóm smallcap và midcap tăng lần lượt 2,36% và 0,87%, trong khi nhóm Vn30 giảm 0,75%. Độ rộng thị trường ghi nhận 14 nhóm cổ phiếu tăng trong khi cũng có 9 nhóm cổ phiếu giảm, một số nhóm cổ phiếu có mức sinh lời vượt trội so với thị trường chung như: nhóm đầu tư công (LCG: +10,8%, PLC: + 10,1%, VCG: +6,4%, …), nhóm sản xuất điện (PGV: +9,6%, REE: +4,8%, NT2: + 3,6%, …), BĐS KCN (NTC: + 23,2%, PHR: + 6,5%, LHG: + 6,1%, …), … Ở chiều ngược lại, dòng tiền tuần vừa qua rút khỏi nhóm vốn hóa lớn, nhất là nhóm ngân hàng (VCB: -2,34%, BID: -2,25%, STB: - 2,33%, …), thực phẩm (VNM: -2,19%, SAB: - 3,24%, MSN: - 0,55%, …), …
Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua bình quân đạt 14.542 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với tuần trước tuy vậy đây vẫn là mức cao trong 6 tuần vừa qua. Trong đó, thanh khoản khớp lệnh cũng sụt 1,6% còn 12.821 tỷ đồng. Mức thanh khoản hiện tại đang thấp hơn so với hồi đầu tháng 4 khiến thị trường khó bứt phá khỏi vùng tích lũy, tuy vậy vùng thanh khoản này cũng cho thấy dòng tiền nội đang quay trở lại, từ mức bình quân khớp lệnh hơn 9.000 tỷ đồng (giữa tháng 4 và tuần đầu tháng 5) đã tăng lên mức bình quân 12.800 tỷ đồng hơn 2 tuần vừa qua.
Khối ngoại bán ròng 2.363 tỷ đồng trên toàn thị trường, ghi nhận tuần bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận hơn 1.300 tỷ đồng ở cổ phiếu STG ở tuần trước đó, khối ngoại đang duy trì mạch bán ròng 9 tuần liên tiếp. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại vẫn mua ròng 3.254 tỷ đồng. Các quỹ ETF cũng bị rút ròng 10 triệu USD ở tuần vừa qua, đây là tuần rút ròng thứ 8 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 152 triệu USD (~ 3.543 tỷ đồng). Theo thống kê, dòng vốn quốc tế tuần vừa qua giải ngân mạnh ở các thị trường lớn như: Hàn Quốc, Đài loan, Ấn độ, Indonesia, … trong khi rút ròng ở thị trường: Việt Nam, Thái lan, …
Theo quan điểm của chứng khoán MB (MBS): Mặt bằng lãi suất trong nước tiếp tục giảm, là cơ hội để dòng tiền nhàn rỗi quay lại với thị trường chứng khoán. Dòng tiền đầu cơ đã nhập cuộc trở lại, giá trị khớp lệnh bình quân từ mức 9.000 tỷ đồng (trên cả 3 sàn) đã tăng lên 12.800 tỷ đồng, kể từ đầu năm đây cũng là giai đoạn dòng tiền có sự ổn định, tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu nhỏ, trong đó có nhóm cổ phiếu đâu cơ.
Về kỹ thuật, nhóm smallcap đang có lợi thế khi đã bứt phá khỏi đỉnh tháng 2 và tháng 4, bên cạnh đó nhóm cổ phiếu này cũng đã vượt đường trung bình 200 ngày. Trong khi đó, nhóm midcap hay Vn30 vẫn cách đỉnh từ đầu năm lần lượt 4,2% và 7,12%, cả 2 nhóm này vẫn đang nằm dưới ngưỡng trung bình 200 ngày lần lượt 1,3% và 2,4%.
Như vậy, khả năng để thị trường bứt phá hoặc tăng mạnh sẽ khó xảy ra ở giai đoạn này, tuy vậy cũng không giảm nhiều. Thay vì tham chiếu theo chỉ số chung, đang khá nhiễu từ tác động của nhóm cổ phiếu bluechips, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể, dòng tiền nhiều khả năng vẫn xoay vòng ở các cổ phiếu vừa và nhỏ như: đầu tư công, sản xuất điện, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán, dầu khí, cao su tự nhiên, …
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp tuần từ 29/5 - 2/6 Tuần từ 29/5 - 2/6, nhiều doanh nghiệp sẽ chốt danh sách trả cổ tức các đợt năm 2021, 2022 bằng tiền như: HDB, SZL, ... |
Thị trường chứng khoán ngày 29/5/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Cản lớn VCB, VN-Index chững lại đà tăng tuần qua; Cổ phiếu PPT chuẩn bị được niêm yết sàn HNX; HUD4 bị Ủy ban Chứng ... |
Đón đầu đà hồi phục của thị trường chứng khoán với 2 kịch bản Theo các chuyên gia, thời điểm hiện tại là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với mức giá hấp dẫn, nhằm đón đầu giai ... |
Đức Anh