Công ty CP Thép Pomina (HoSE: POM) vừa có công văn gửi lên Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc giải trình lợi nhuận sau thuế 2022 báo âm kỷ lục và lộ trình khắc phục.
Cụ thể, Thép Pomina đưa ra giải trình về việc lợi nhuận 2022 báo âm chủ yếu nguyên ngân là do: tình hình bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép giảm dãn đến công ty bị sụt giảm mạnh doanh thu trong khi đó thì chi phí tài chính và chi phí cố định của dự án mới đưa vào còn cao gây nên lỗ lớn trong kỳ.
Để khắc phục được tình trạng trên, Thép Pomina đưa ra lộ trình khắc phục trên tình hình bất động sản chưa hồi phục. Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh chi tiết trong 12 tháng tới với sản lượng sản xuất và tiêu thụ dựa trên các yếu tố của thị trường. Công ty có thể dự kiến lợi nhuận năm 2023 sẽ mang lại là 211 tỷ đồng.
Kế hoạch từ năm 2024 - 2027 khi lò cao chạy lại sẽ đạt lợi nhuận sau thuế sẽ bù đắp hết phần lợi nhuận âm của năm về trước.
Trong đó, tổng doanh thu đến từ sản xuất bằng lo cao từ 2024 - 2027 dự kiến đạt từ 10.540-14.949 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế từ 1.251 -2.194 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 5/5, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thông báo đưa cổ phiếu POM vào diện cảnh cáo từ ngày 12/5 do Công ty có lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2022 hơn 444 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày so với quy định.
Trong báo cáo tài chính quý I/2023, Thép Pomina ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm mạnh tới hơn 62% so với cùng kỳ, từ hơn 4.356 tỷ xuống còn hơn 1.645 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp báo âm tới hơn 41 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước lãi 207,8 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong quý báo lỗ 186 tỷ đồng, giảm 365,7% so với cùng kỳ. Công ty đưa ra giải trình về việc lợi nhuận trong quý sụt giảm mạnh giống như với giải trình lợi nhuận cả năm 2022 báo lỗ.
Trên thị trường chứng khoáN, đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, giá cổ phiếu POM tăn 0,62% so với phiên giao dịch liền kề, lên mức 4.840 đồng/ cổ phiếu.
Chỉ tiết về kết quả kinh doanh năm 2022, luỹ kế cả năm, Pomina đạt 12.936,7 tỷ đồng doanh thu thuần – giảm 7,6% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến công ty lỗ ròng 1.167 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm 2021 có lãi hơn 206 tỷ đồng. Như vậy với mức lỗ này Pomina hiện đang giữ quán quân lỗ của ngành thép trong năm 2022.
Trước đó các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Nam Kim, VNSteel, SMC cũng đã lần lượt báo lỗ kỷ lục trong quý IV/2022 khi tiêu thụ thép giảm theo giá bán.
Phân tích về triển vọng ngành thép năm nay, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022.
Về phía xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Tựu trung, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm và chỉ thực sự khởi sắc vào nửa sau của năm nay.
Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 19/5/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin gửi đến quý độc giả các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày ... |
Chứng khoán Mỹ phiên 18/5: S&P 500 và Nasdaq Composite tăng mức cao nhất kể từ tháng 8/2022 Chứng khoán Mỹ chốt phiên 18/5, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lên mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 8/2022, khi ... |
Thị trường chứng khoán đi tìm câu chuyện tăng trưởng Khi thông tin có phần tiêu cực, nhất là hiệu ứng "Sell in May" đã qua đi cũng là lúc thị trường chứng khoán bước ... |
Anh Khôi (t/h)