DTT: Với mức tăng 20,34%, cổ phiếu DTT của Công ty CP Kỹ nghệ Đô Thành là cổ phiếu bứt phá mạnh nhất sàn HoSE tuần qua. Kết tuần, cổ phiếu DTT đóng cửa tại mức 21.000 đồng/cp, tương ứng vốn hoá 171 tỷ đồng. Tuy nhiên, mã này lại ít thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư khi ghi nhận 2 phiên “trắng thanh khoản”. Ngay cả trong 2 phiên tăng trần, khối lượng giao dịch khớp lệnh cũng chỉ ở mức vài nghìn đơn vị. Nguyên nhân chính là do lượng cổ phiếu lưu hành tự do ở mức thấp. Về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổng doanh thu thuần quý III/2024 của Công ty đạt hơn 46,1 tỷ đồng, tăng 4,79% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ của Công ty là 1,98 tỷ đồng, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, Kỹ nghệ Đô Thành ghi nhận doanh thu đạt hơn 145,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 8,36 tỷ đồng.
SC5: Xếp thứ hai là cổ phiếu SC5 của Công ty CP Xây dựng số 5 với đà tăng 15,58%. Tính theo giá đóng của phiên giao dịch 15/11 là 22.000 đồng/cp, vốn hóa của Xây dựng số 5 đạt gần 330 tỷ đồng. Tương tự DTT, thanh khoản cổ phiếu SC5 cũng chỉ ở mức “nhỏ giọt”. Về kết quả kinh doanh, SC5 lãi sau thuế gần 17 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, dù doanh thu thuần tăng đến 35%, đạt gần 1.268 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay và bán hàng đã tăng đáng kể. Công ty CP Xây dựng số 5 là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây dựng.
HAG: Tuần qua, cổ phiếu HAG của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai cũng tăng tới 14,01%, đạt 11.800 đồng/cp, vốn hóa của "đại gia phố núi" cũng lên tới hơn 12.477 tỷ đồng. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, cổ phiếu HAG hiện đã chấm dứt xu hướng đi ngang và bước sang giai đoạn tăng giá. Với sự tham gia của dòng tiền lớn, HAG hoàn toàn có thể chinh phục vùng đỉnh lịch sử 16.000 đồng/cp. Diễn biến tích cực của cổ phiếu HAG trùng với thời điểm giá sầu riêng liên tục tăng cao. Tại thời điểm cuối quý III, Hoàng Anh Gia Lai sở hữu 1.947ha sầu riêng, tăng 447ha so với đầu năm, chủ yếu là giống Monthong và Musang-king có giá trị cao. Năm nay, công ty đặt mục tiêu trồng mới 500ha, nâng tổng diện tích lên 2.000ha và đã hoàn thành 89% kế hoạch trong 9 tháng.
VTP: Cổ phiếu VTP của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel tuần qua cũng là một trong những mã gây chú ý nhất sàn HoSE khi tăng tới 12,7%. Liên tục xô đổ kỷ lục của bản thân, mã này hiện đã đạt 122.500 đồng/cp, nâng vốn hóa của Viettel Post lên mức cao kỷ lục 15.000 tỷ đồng. Sự bứt phá của cổ phiếu Viettel Post diễn ra ngay sau khi công ty công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc đầu tư vào dự án Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng dịch vụ xuất nhập khẩu, kho vận và thương mại điện tử quốc tế của Viettel Post. Theo đó, công ty dự kiến ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) và thành lập chi nhánh Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn tại huyện Cao Lộc.
CAN: Trên sàn HNX, cổ phiếu CAN của Công ty CP Đồ hộp Hạ Long là mã tăng mạnh nhất khi có thêm 30,43%. Tính theo mức giá 51.000 đồng/cp, vốn hoá của doanh nghiệp ước đạt 255 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch cổ phiếu CAN lại khá ảm đạm. Ngay cả trong 2 phiên tăng trần, mã này cũng chỉ ghi nhận vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh. Đồ hộp Hạ Long tiền thân là nhà máy cá hộp Hạ Long, được thành lập năm 1957, chuyên sản xuất đồ hộp, giò chả và xúc xích. Trong đó, các sản phẩm đồ hộp bao gồm thịp hộp, cá hộp và rau quả hộp là những mặt hàng được tiêu thu nhiều nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của doanh nghiệp. Đồ hộp Hạ Long cũng là một trong số ít những doanh nghiệp hưởng lợi sau cơn bão số 3 Yagi. Nhờ nhu cầu đồ hộp tăng mạnh hậu bão, doanh nghiệp báo lãi sau thuế cao gấp 6 lần so với cùng kỳ.
SFC: Cổ phiếu SFC của Công ty CP Nhiên liệu Sài Gòn có mức giảm lớn nhất sàn HOSE tuần qua với -15,02%, thị giá hiện còn 23.200 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 11 nghìn đơn vị. Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm tài chính 2023-2024 (từ 1/10/2023 đến 30/9/2024), Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn có doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.650 tỷ đồng (tăng 1,2% so với thực hiện của năm ngoái) nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 28,2%, đạt 20,3 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/9/2024, Công ty có tổng tài sản hơn 280 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với con số đầu năm. Nợ phải trả hơn 100 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn (95,7 tỷ đồng).
CTF: Có mức giảm điểm lớn thứ hai sàn HOSE tuần qua là cổ phiếu CTF nhà Công ty CP City Auto (HOSE) khi giảm tới 14,22% về mức 27.450 đồng/cổ phiếu. City Auto là Đại lý ủy quyền chính thức của các thương hiệu Ford, Hyundai và Nissan…. CTF đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế về Bán hàng, Dịch vụ và hậu mãi kinh doanh Ô Tô. CTF là đơn vị hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh nhiều thương hiệu Ô tô, cung cấp phụ tùng chính hãng, Dịch vụ bảo trì sửa chữa các loại ô tô. CTF sở hữu mạng lưới nhiều Công ty con, Chi nhánh rộng khắp trên cả nước như: Công ty Cổ phần City Auto Quốc lộ 13, Chi nhánh Bà Rịa Ford, Chi nhánh Vũng Tàu Ford; Phú Mỹ Ford Quận 2, Chi nhánh An Phú Ford, Chi nhánh Tiền Giang Ford; Nha Trang Ford, Hyundai Trường Chinh...
VDS: Sàn HOSE tuần qua cũng chứng kiến cổ phiếu VDS của Chứng khoán Rồng Việt lọt top cổ phiếu giảm mạnh nhất với -11,59%, thị giá rơi về còn 17.550 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, cổ phiếu đầu ngành chứng khoán này hiện đã có tới 7 phiên giảm điểm liên tiếp. Về bức tranh tài chính, Chứng khoán Rồng Việt công bố Báo cáo tài chính (BCTC) riêng quý 3/2024 với doanh thu 232,9 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 90,1 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2024, Rồng Việt đạt tổng doanh thu 843,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 375,3 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 87,7% và 105,7% kế hoạch kinh doanh năm 2024 (riêng công ty mẹ).
NKG: Với mức giảm 10,96%, cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim lọt top 5 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE tuần qua, thị giá giảm về còn 19.100 đồng/cổ phiếu. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 16,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ, với 68% doanh thu đến từ thị trường xuất khẩu, đạt gần 11 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 434,6 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình từ Nam Kim, sự tăng trưởng này đến từ việc đẩy mạnh các kênh bán hàng trong và ngoài nước, cũng như chi phí sản xuất giảm, giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện. Nam Kim đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt 21.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 420 tỷ đồng. Sau 3 quý, công ty đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và vượt 29% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
IN4: Sau hai tuần xuất hiện tại vị trí quán quân và á quân tăng trưởng sàn UPCoM, cổ phiếu IN4 của Công ty CP In số 4 bất ngờ “đổ đèo” khi mất 27,75% thị giá trong tuần qua. Đây cũng là một trong những mã giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần vừa qua, chỉ sau PEG (-40,54%) và ATA (-33,33%). Công ty CP In số 4 tiền thân là Xí Nghiệp Quốc doanh In số 4 - được thành lập từ tháng 12/1979 thuộc Sở Văn hóa Thông tin, đến tháng 04/2005 Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty CP. Ngành nghề kinh doanh: in các loại sản phẩm: sách báo, xuất bản phẩm, bao bì, mác nhãn mang tính thương mại...; đóng xén sách báo, bế hộp, mã nhũ vàng...
Cổ phiếu NAB của Nam A Bank được khuyến nghị mua với tiềm năng tăng tới 40% Dựa trên định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng, BSC khuyến nghị mua cổ phiếu NAB với giá mục tiêu 21.300 đồng/cp vào ... |
Nhận định chứng khoán tuần 18-22/11/2024: Rủi ro ngắn hạn tăng cao, NĐT ưu tiên quản trị danh mục Thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận diễn biến tiêu cực với áp lực bán mạnh và VN-Index giảm sâu xuống 1.218,57 điểm. Trong ... |
Câu chuyện tỷ giá USD/VND và thị trường chứng khoán Việt Nam Sự biến động của tỷ giá USD/VND đang tạo ra vài cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ... |
Nguyên Nam