Cổ phiếu đáng chú ý trước phiên giao dịch ngày 19/11/2024: TCH, ORS, TPB

19/11/2024 - 07:18
(Bankviet.com) Phiên đầu tuần, cổ phiếu TCH và HHS tăng mạnh sau chuỗi giảm sâu, lần lượt đạt 15.150 và 7.400 đồng/cp. ORS, PHP và VRC tiếp tục bứt phá, trong khi TPB tăng nhẹ. Ngược lại, KBC giảm gần 6%, SIP giảm 4,88%, còn HAG quay đầu giảm 3,39%. Các biến động phản ánh sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm bất động sản, chứng khoán và cảng biển trên thị trường.

TCHHHS: Kết phiên đầu tuần, giá cổ phiếu TCH ở mức 15.150 đồng/cổ phiếu, tăng trần 6,69% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 7,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu TCH bất ngờ được nhà đầu tư “gom” mạnh sau chuỗi 5 phiên giảm điểm liên tiếp. Trước đó, cổ phiếu TCH rơi xuống vùng đáy giá thấp nhất trong vòng 6 tháng qua ở mức 14.200 đồng/cổ phiếu tại phiên 15/11. Tương tự, kết phiên 18/11, giá cổ phiếu HHS ở mức 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng 5,26% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 1,5 triệu đơn vị. Cổ phiếu HHS cũng có 4 phiên giảm điểm liên tiếp và rơi xuống vùng đáy giá thấp nhất trong vòng 6 tháng qua ở mức 7.030 đồng/cổ phiếu tại phiên 15/11.

Cổ phiếu đáng chú ý trước phiên giao dịch ngày 19/11/2024: TCH, ORS, TPB
Ảnh minh họa

ORS: Kết phiên 18/11, giá cổ phiếu ORS của Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong tăng trần 6,64% lên 13.650 đồng/cổ phiếu, với khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng gần gấp đôi phiên trước đạt gần 12,2 triệu đơn vị. Cổ phiếu ORS cũng chính thức ngắt thành công chuỗi 7 phiên không tăng điểm. Về KQKD, quý 3/2024, ORS tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt 166 tỷ đồng, tăng trưởng 132% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận kỷ lục của quý 3 đã giúp lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 385 tỷ đồng, hoàn thành 108% mục tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 132 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm nay đạt gần 308 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ 2023.

TPB: Tương tự, kết phiên 18/11, giá cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ở mức 16.000 đồng/cổ phiếu, tăng 2,56% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 16,2 triệu đơn vị - đi ngang so với phiên trước. Dù tăng trần trong phiên giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, hiện cổ phiếu TPB vẫn đang nằm ở vùng đáy giá trong vòng 1 tháng trở lại đây. Thông tin thêm, ngày 4/11, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã chính thức nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng. Đợt tăng vốn này được thực hiện thông qua việc phát hành 440,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới.

PHP: Phiên giao dịch đầu tuần mới 18/11, trong bối cảnh VN-Index giảm nhẹ, cổ phiếu PHP của Công ty CP Cảng Hải Phòng (UpCOM) gây bất ngờ khi ngược dòng tăng mạnh, áp sát mức giá trần tại thị trường UPCoM (+12,77%), đưa thị giá lên mức 36.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 746 nghìn đơn vị - gấp khoảng 2,5 lần so với khôi lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất. Diễn biến tích cực của cổ phiếu PHP đến ngay sau khi Cảng Hải Phòng cập nhật tiến độ triển khai Dự án Bến số 3&4 tại Cảng quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng. Đây là cảng nước sâu lớn nhất khu vực phía Bắc, hứa hẹn tạo ra cú hích tăng trưởng mạnh mẽ cho Cảng Hải Phòng trong những năm tới. Chứng khoán Vietcombank nhận định, công suất khai thác Bến số 3&4 của Cảng Lạch Huyện có thể đạt tới 35% trong năm 2025 và tiến tới cômg suất tối đa vào năm 2029, tạo ra cú hích tăng trưởng kinh doanh cho Cảng Hải Phòng trong thời gian tới.

VRC: Kết phiên 18/11, cổ phiếu VRC của Bất động sản và Đầu tư VRC tiếp tục tăng hết biên độ (+6,97%) lên mức 9.820 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản khớp 48 nghìn đơn vị. Đây đã là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này. Hồi tháng 10, VRC đã chứng kiến làn sóng thoái vốn mạnh mẽ từ dàn lãnh đạo chủ chốt. Ông Phan Văn Tướng, Thành viên HĐQT công ty thông báo đã bán toàn bộ hơn 7,32 triệu cổ phiếu VRC sở hữu, tỷ lệ 14,65% từ ngày 14/10 đến 28/10 theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Tướng không còn nắm bất cứ cổ phiếu nào tại VRC. Ông Từ Như Quỳnh, Chủ tịch HĐQT VRC cũng vừa thông báo đã bán hết 6,27 triệu cổ phiếu VRC đang sở hữu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân từ ngày 16-18/10. Giao dịch thành công đồng nghĩa với việc ông Quỳnh không còn nắm giữ cổ phần tại VRC. Một cổ đông lớn khác của VRC là ông Hoàng Toàn Quân cũng đã bán ra toàn bộ 2,9 triệu cổ phiếu VRC.

KBC: Phiên giao dịch đầu tuần ngày 18/11, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc bị bán tháo tương đối mạnh, thị giá có lúc giảm về mức "kịch sàn". Chốt phiên, KBC hồi nhẹ lên 27.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức giảm 5,96%, thanh khoản đạt hơn 13,3 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 373 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm, thị giá cổ phiếu KBC mất hơn 10%, vốn hóa thị trường tương ứng chỉ còn hơn 21.000 tỷ đồng. Trước đó, ngày 15/11, doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Thành Tâm đã ra quyết định về việc phát hành cổ phiếu giá rẻ cho các nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể, Đô thị Kinh Bắc dự kiến chào bán 250 triệu cổ phiếu, tương đương 32,57% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá chào bán được đặt ở mức tối thiểu 16.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng 80% trung bình giá đóng cửa 30 phiên giao dịch trước đó và thấp hơn 41% so với giá thị trường hiện tại.

SIP: Một cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng giảm mạnh phiên 18/11 là SIP của Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE) khi mất tới 4,88% thị giá, còn 77.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 0,7 triệu đơn vị. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của SIP cán mốc 5.736 tỷ đồng và đạt lãi ròng hơn 902 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,5% và 36% so với cùng kỳ. Năm 2024, Đầu tư Sài Gòn VRG đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 5.388 tỷ đồng, LNST là 973 tỷ đồng. Như vậy, qua 9 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra lần lượt là 106,5% và 92,7%. Tính đến thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của công ty tăng 15,7% lên mức 24.300 tỷ đồng nhờ tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tăng tiền gửi dài hạn), các khoản phải thu ngắn hạn (đến từ Dự án KCN Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời).

HAG: Sau 5 phiên liên tiếp tăng điểm, cổ phiếu HAG của Công ty CP quay đầu giảm 3,39% về mức 11.400 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 7,8 triệu đơn vị. Về tình hình kinh doanh của HAGL, theo báo cáo tài chính, quý III năm nay, doanh thu thuần của HAGL đạt gần 1.432 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Trừ đi chi phí, HAGL lãi ròng gần 332 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi ngày, công ty lãi 3,6 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, lãi ròng của HAGL ở mức 809 tỷ đồng, tăng 15% và đã thực hiện được 64% kế hoạch năm.Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của HAGL đạt gần 22.500 tỷ đồng, tăng thêm 1.600 tỷ đồng. Công ty có khoản phải thu về cho vay hơn 3.600 tỷ đồng và gần 4.900 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chủ yếu chi phí phát triển vườn cây ăn quả và một phần ở dự án chăn nuôi, nhà xưởng...

Khối ngoại tăng áp lực bán ròng phiên đầu tuần, tập trung các mã nhóm bluechips

Chứng khoán giảm nhẹ phiên 18/11 do áp lực bán từ khối ngoại, với giá trị bán ròng 1.464 tỷ đồng trên toàn thị trường, ...

Muốn làm môi giới chứng khoán, các bạn trẻ cần biết những điều này!

Môi giới chứng khoán là nghề hấp dẫn nhưng đầy thử thách, đòi hỏi bạn trẻ phải có kiến thức vững chắc, kỹ năng phân ...

Nhận định chứng khoán 19/11/2024: Còn đó rung lắc, cân nhắc mua thăm dò

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần giảm nhẹ với tín hiệu khi lực cầu bắt đáy le lói, hỗ trợ hồi phục tại vùng ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán