TMT: Phiên giao dịch ngày 5/11, cổ phiếu TMT của Công ty CP Ô tô TMT (TMT Motors) tăng mạnh từ sớm. Kết phiên, TMT có cho mình mức tăng trần, thị giá đạt lên 7.420 đồng/cổ phiếu (+6,92%), với khối lượng khớp lệnh đạt 31.000 cổ phiếu cùng hàng trăm nghìn đơn vị được kê mua ở mức giá trần. Tuy nhiên, vùng giá hiện tại của TMT vẫn là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Được biết, cổ phiếu TMT từng đạt đỉnh trên 27.000 đồng/cp. Cổ phiếu TMT tăng bốc đầu ngay sau thông tin doanh nghiệp này ra mắt mẫu xe điện Wuling Bingo - đối thủ của VinFast VF 5. Ngày 2/11, TMT Motors đã chính thức ra mắt mẫu xe điện thứ hai của liên doanh SGMW (Trung Quốc) - Wuling Bingo, với tổng cộng 4 phiên bản.
KPF: Phiên giao dịch ngày 5/11, cổ phiếu KPF của Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE) cũng có cho mình sắc tím (+6,63%), đưa thị giá lên mức 1.770 đồng/cổ phiếu. Sắc tím của cổ phiếu KPF khá bất ngờ, bởi doanh nghiệp thời gian gần đây không xuất hiện tin tức nào quá tích cực. Thậm chí, quý 3/2024, KPF còn tiếp tục "trắng" doanh thu, kể cả doanh thu tài chính; trong khi các chi phí vẫn phải thực hiện khiến Công ty lỗ gần 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 5 tỷ đồng). KPF có doanh thu gần nhất vào quý 1/2023 khi mang về 1 tỷ đồng. Trước đó, trong quý 2, KPF thua lỗ kỷ lục 282 tỷ đồng. Với khoản lỗ kỷ lục trong quý 2, lũy kế 9 tháng, KPF lỗ ròng hơn 283 tỷ đồng, cùng kỳ lãi gần 24 tỷ đồng, do Công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi gần 324 tỷ đồng.
TLG: Cổ phiếu TLG của Tập đoàn Thiên Long tại phiên giao dịch ngày 5/11 tăng mạnh 6,52%, thị giá đạt mức 58.800 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt hơn 700 nghìn đơn vị - gấp khoảng hơn 4 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất. Cổ phiếu TLG hút tiền ngay sau thông tin Tập đoàn Thiên Long sẽ chính thức chốt danh sách cổ đông hưởng cổ tức năm 2023 và tạm ứng cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 20% vào ngày 15/11. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/11/2024. Theo đó, Thiên Long sẽ phát hành hơn 7,8 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức còn lại của năm 2023, tương đương tỷ lệ 10%, nghĩa là mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 10 cổ phiếu mới.
HVN: Phiên giao dịch ngày 5/11, cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HOSE) bật tăng mạnh trở lại (+5,6%), kéo thị giá lên 22.800 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt hơn 2,1 triệu đơn vị. Diễn biến tích cực của HVN đến sau khi doanh nghiệp này có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM giải trình về biến động lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2024, bên cạnh đó là biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát. Vietnam Airlines mới đây cũng vừa tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Viettel Post (VTP). Hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược để mở rộng năng lực vận tải hàng không quốc tế giữa Việt Nam và châu Âu, bước đi này được kỳ vọng sẽ khai thác tối đa thế mạnh của cả hai doanh nghiệp.
TVC: Sàn HNX phiên 5/11, cổ phiếu TVC của Công ty CP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNX) bật tăng mạnh, có thời điểm chạm mức giá trần, đưa thị giá lên mức 10.900 đồng/cổ phiếu. TVC cũng là cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất sàn HNX phiên 5/11, thanh khoản hơn 1,3 triệu đơn vị. Cổ phiếu TVC bốc đầu tăng mạnh ngay sau thông tin doanh nghiệp này sẽ mua lại lượng lớn cổ phiếu với giá cao hơn thị trường. Cụ thể, Hội đồng quản trị TVC vừa công bố kế hoạch mua lại 8 triệu cổ phiếu TVC, tương đương hơn 6,7% vốn điều lệ. Giao dịch này sẽ được thực hiện qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong năm 2024, ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt và công ty công bố đầy đủ thông tin. Thời gian giao dịch không quá 30 ngày kể từ khi bắt đầu.
DXG: Trong một ngày mà thanh khoản thị trường xuống mức rất thấp, DXG của Tập đoàn Đất Xanh là cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất toàn sàn, với hơn 18,6 triệu đơn vị. Tuy nhiên thị giá lại đóng cửa trong sắc đỏ, dù mức giảm không quá lớn, chỉ -0,30%. Về kết quả kinh doanh, DXG công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 với doanh thu thuần đạt 1.013 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi khấy trừ giá vốn, lợi nhuận gộp Đất Xanh thu về đạt 505 tỷ đồng, giảm 15%. Biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 50%, cải thiện nhẹ so với mức 49% của quý III/2023.
CIG: Cổ phiếu CIG gây bất ngờ lớn phiên 5/11, khi quay đầu giảm kịch sàn sau chuỗi ngày tăng nóng. Đóng cửa phiên, CIG giảm 6,98% về 8.130 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 0,8 triệu đơn vị. Trước phiên này, CIG đã tăng tới 4 phiên liên tiếp, trong đó có 3 phiên "kịch trần". Về tình hình kinh doanh, quý III/2024, CIG báo lãi sau thuế đạt gần 1,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là lỗ hơn 82,5 triệu đồng. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của CIG chỉ hơn 3,4 tỷ đồng, “bốc hơi” 76,97% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do các khoản chi phí gồm: chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước lên hơn chục tỷ đồng.
YEG: Sau chuỗi tăng điểm cũng tương đối dài, cổ phiếu YEG có dấu hiệu quay đầu sau một phiên giảm tương đối sâu ngày 5/11. Cụ thể, YEG kết phiên giảm 3,74% về mức 10.300 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2,6 triệu đơn vị. Trước đó, không tính phiên này, YEG đã tăng tới 7/8 phiên giao dịch gần nhất. Đà bứt tốc của cổ phiếu YEG được cho là được hỗ trợ không nhỏ từ kết quả kinh doanh của Yeah1. Qoanh thu quý III của YEG đạt hơn 345 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và là mức doanh thu cao nhất kể từ quý IV/2020. Khấu trừ các chi phí liên quan, Yeah1 báo lãi quý III gấp 10 lần cùng kỳ, đạt hơn 34 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Yeah 1 ghi nhận doanh thu đạt hơn 629 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần và lợi nhuận sau thuế đạt gần 56 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ năm 2023.
HPX: Giảm điểm đáng chú ý phiên 5/11 còn có HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát, với mức giảm gần 3%, đưa thị giá về mức 4.910 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1,7 triệu đơn vị. Thị giá hiện tại cũng là mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây của cổ phiếu Đầu tư Hải Phát. Đây cũng là phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này. Trước đó, hồi cuối tháng 10, HPX đã tăng tương đối tốt với liên tiếp các phiên "xanh, tím". Cổ phiếu HPX từng có nhịp tăng mạnh khi đi từ vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 7/2023 lên vượt ngưỡng 8.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 3/2024. Tuy nhiên, thị giá HPX liên tục suy giảm từ đó đến nay.
SHS: Quán quân thanh khoản phiên 5/11 sàn HNX gọi tên cổ phiếu Chứng khoán SHS với hơn 2,6 triệu đơn vị được giao dịch, thị giá kết phiên đứng mốc tham chiếu với 14.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, SHS cũng là cổ phiếu có thanh khoản tốt nhất sàn HNX trong tháng 10 vừa qua, với khối lượng giao dịch tăng 64,9%, đạt 292 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ trọng 21,41% toàn thị trường. Về kết quả kinh doanh, quý 3, SHS ghi nhận hơn 276 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí hoạt động giảm không tương xứng, đạt hơn 163 tỷ đồng, giảm 21%. Sau cùng, lãi ròng của SHS chỉ còn 69 tỷ đồng, lao dốc 65% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của SHS đạt 1.440 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ chi phí, lãi trước thuế ở mức 953 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, thực hiện được 92% kế hoạch năm (1.035 tỷ đồng). Lãi ròng gần 780 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 5/11 ghi nhận sự phân hóa mạnh mẽ với thanh khoản sụt giảm đáng kể. Chỉ số ... |
Tập đoàn 911 sắp trả cổ tức bằng tiền năm 2023, cổ phiếu N01 vào nhịp bứt phá Tập đoàn 911 sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông ... |
Hai quỹ đầu tư liên quan đến 1 lãnh đạo PTSC đồng loạt đăng ký mua mới cổ phiếu PVS Hai quỹ đầu tư của Tập đoàn VinaCapital đã đăng ký mua vào cổ phiếu PVS cùng thời điểm đều có liên quan đến thành ... |
Nguyên Nam