Cổ phiếu TFC của Công ty CP Trang (TrangCorp) ghi nhận đà tăng mạnh mẽ trong những phiên đầu năm 2025. Theo đó, liên tiếp các phiên "xanh, tím" kéo theo thị giá TFC cũng liên tục lập đỉnh mới, hiện đã vượt mốc 62.000 đồng/cổ phiếu (phiên sáng 5/2). Từ đầu tháng 1/2025, cổ phiếu này đã tăng tới hơn 35%, giúp vốn hóa thị trường lần đầu vượt 1.000 tỷ đồng kể từ khi niêm yết. So với thời điểm lên sàn 7 năm trước (2018), thị giá cổ phiếu đã tăng tới hơn 1.800%.
Theo tìm hiểu, TFC có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ tôm. Công ty chuyên cung cấp hàng cho các thị trường quốc tế khó tính như Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật Bản, Singapore, với các đối tác lớn như Walmart, Costco (Mỹ), Sainbury’s, Iceland (Anh), Woolworths (Úc), Semiwon Food (Hàn Quốc), KFC châu Á. Danh mục sản phẩm chính bao gồm tôm tẩm bột, tôm filo, cá biển, xiên que, dim sum, trong đó tôm tẩm bột đóng góp hơn 70% doanh thu hàng năm. Hiện tại, châu Âu chiếm 79,72% doanh số xuất khẩu, tiếp theo là Mỹ (12,55%) và Úc (3,08%).
TFC có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ tôm |
Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, TFC còn sở hữu hai công ty con: Công ty TNHH Thực phẩm Dary (TFC nắm 65%) – chuyên cung cấp kho lạnh và sơ chế sản phẩm và Công ty TNHH SX TMDV Thực phẩm Dasumy (TFC nắm 75%) – chuyên sản xuất bánh ngọt, bánh mặn và kinh doanh nội địa.
Hoạt động kinh doanh của TFC có sự ổn định cao, với lợi nhuận đều đặn tăng trưởng trong nhiều năm. Ngoại trừ năm 2021 thua lỗ 29 tỷ đồng do ảnh hưởng từ đại dịch, công ty đã nhanh chóng phục hồi và đạt mức lợi nhuận ấn tượng.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc lịch sử khi TFC ghi nhận doanh thu thuần 908 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 153 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời vượt hơn 70% kế hoạch năm. Theo TFC, kết quả tích cực này đến từ sự tăng trưởng của sản lượng xuất khẩu, tối ưu hóa chi phí nguyên liệu và đầu tư nâng cấp máy móc, giúp nâng cao năng suất.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc lịch sử khi TFC ghi nhận doanh thu thuần 908 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 153 tỷ đồng (Nguồn: Trung tâm dữ liệu Kinhtechungkhoan.vn) |
Bên cạnh đó, chính sách cổ tức hấp dẫn cũng là điểm thu hút cổ đông. Trong giai đoạn 2017-2022, trừ năm 2021 thua lỗ, TFC đều đặn chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 3% - 10%. Riêng năm 2023, tỷ lệ cổ tức tiền mặt đạt 12%, cao nhất từ trước đến nay, tương đương khoảng 20 tỷ đồng chi trả cho cổ đông.
Tính đến tháng 12/2024, cơ cấu cổ đông lớn của TFC ghi nhận 5 cá nhân nắm giữ tỷ lệ sở hữu đáng kể, bao gồm ông David Hồ - Thành viên HĐQT (nắm 23% cổ phần), bà Nguyễn Minh Nguyệt - Chủ tịch HĐQT (22%), ông Hồ Văn Trung - Cổ đông sáng lập (17%), bà Susan Hồ - Thành viên HĐQT (6%) và ông Đỗ Thành Trung (7%).
Với sự mở rộng thị trường xuất khẩu, chiến lược tối ưu hóa chi phí sản xuất và đầu tư công nghệ, TFC tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định và duy trì mức lợi nhuận cao trong những năm tới. Cổ phiếu TFC đang có đà tăng trưởng mạnh nhờ kết quả kinh doanh vượt trội và chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả. Với nền tảng tài chính vững chắc, chính sách cổ tức hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng dài hạn, TFC tiếp tục là một cái tên đáng chú ý trên thị trường chứng khoán trong năm 2025.
Gặp khó quý cuối năm, Lideco (NTL) vẫn lãi kỷ lục năm 2024 nhờ dự án này Dù quý 4/2024 ghi nhận khoản lỗ gần 48 tỷ đồng do doanh thu giảm mạnh, NTL vẫn đạt lợi nhuận cao kỷ lục gần ... |
HAGL Agrico lỗ năm thứ tư liên tiếp, cổ phiếu HNG vẫn hút mạnh tiền trên UPCoM HAGL Agrico ghi nhận khoản lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2024, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp thua lỗ. Dù vậy, cổ ... |
Chứng khoán phiên sáng 5/2: Tiếp nối đà tăng, VND hút tiền từ sớm Thị trường chứng khoán mở cửa phiên sáng hôm nay tiếp đà tăng tích cực, với VN-Index áp sát mốc 1.260, tâm lý nhà đầu ... |
Nguyên Nam