Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) có lợi thế chi phí vốn thấp khi sở hữu tỷ lệ CASA cao và cơ cấu vay liên ngân hàng cũng ở mức cao trong hệ thống. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ cũng như giúp giảm chi phí vốn của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí huy động giảm mạnh và tỷ lệ CASA cải thiện khi nền kinh tế phục hồi trở lại cũng là yếu tố hỗ trợ cho chi phí vốn thấp của ngân hàng.
Chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs dưới sự tư vấn của McKinsey mang đến sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng |
Chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs dưới sự tư vấn của McKinsey mang đến sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trong kế hoạch tài chính từ năm 2023 – 2027, MSB cũng đặt ra mục tiêu tổng tỷ trọng của khách hàng cá nhân và SMEs không nhỏ hơn 60% tổng dư nợ. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ, kỳ vọng MSB có thể mở rộng NIM cũng như thu hút thêm CASA và thu nhập dịch vụ trong tương lai.
Tầm nhìn chuyển đổi số: Từ năm 2018, dưới sự tư vấn của McKinsey và BCG, MSB đã đẩy mạnh đầu tư cho số hóa nhằm bắt kịp với mô hình kinh doanh hiện đại của hệ thống ngân hàng thế giới. Việc chuyển đổi số không những giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động mà còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, từ đó đóng góp vào kết quả kinh doanh trong những năm sau.
Tiềm năng của FCCOM: Việt Nam là thị trường màu mỡ cho mảng tài chính tiêu dùng với cơ cấu dân số vàng. Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tận dụng cơ hội này, MSB có thể đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng thông qua kết hợp với ngân hàng số TNEX khi nền kinh tế dần hồi phục.
BVSC kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động của MSB năm 2023, 2024 lần lượt đạt 12.822 tỷ đồng (tăng 20,0% so với năm trước) và 14.748 tỷ đồng (tăng trưởng 15%); lợi nhuận trước thuế đạt 6.210 tỷ đồng (tăng trưởng 7,3%) và 7.740 tỷ đồng (tăng trưởng 24,6%).
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho MSB với mức giá mục tiêu là 16.700 đồng/cp, tương đương mức lợi suất 18,4%.
Ở chiều hướng rủi ro, bối cảnh vĩ mô thế giới vẫn còn nhiều bất định có thể tác động tiêu cực đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Mảng kinh doanh trái phiếu Chính phủ có thể không mang lại kết quả tốt như các năm trước khi MSB đã hiện thực hóa lợi nhuận trong năm 2022 và 2023.
MSB mới đây cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 607 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 4/2023, mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là thu nhập lãi thuần đem về cho MSB gần 2.383 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, thu nhập từ hoạt động khác lỗ hơn 265 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 329 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm tới 63%, ghi nhận đạt 41 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2023, MSB lãi trước thuế gần 5.830 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với năm trước. Theo đó, ngân hàng này mới chỉ thực hiện được 93% mục tiêu kế hoạch đề ra cho cả năm 2023 là 6.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của MSB đạt 267.005 tỷ đồng, mở rộng 25% so với thời điểm hồi đầu năm.
Trong đó cho vay khách hàng tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 149.145 tỷ đồng, MSB giảm dần tỷ lệ cho vay bất động sản trong danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp khi tỷ trọng này giảm từ mức 13,5% năm 2022 xuống 12,2% năm 2023.
Cảng Hải Phòng (PHP) muốn thoái vốn tại MSB khi đã lời gấp đôi Cảng Hải Phòng cũng đầu tư vào MSB số tiền là 15,4 tỷ đồng giá gốc, song giá trị hợp lý tại thời điểm lập ... |
Cổ phiếu Bank bất ngờ đảo chiều, VN-Index tiến vào vùng cản với thanh khoản tỷ đô Trong phiên giao dịch chiều nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục ghi nhận diễn biến sôi động với thanh khoản lớn, tuy nhiên ... |
Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, MSB buộc phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân ... |
Linh Đan