Vừa qua, cổ phiếu NVT của Công ty CP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/04/2023. Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm gần 50 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2022 là âm hơn 12,9 tỷ đồng theo BCTC chính hợp nhất kiểm toán năm. Như vậy, cổ phiếu NVT thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát.
Ninh Vân Bay đã có văn bản trình bày biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát gửi về HOSE |
Đến ngày 14/04, Ninh Vân Bay đã có văn bản trình bày biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát gửi về HOSE.
NVT cho biết, tình hình hoạt động ngành du lịch năm 2021 bị ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 nói chung. Năm 2022, Công ty đã mở cửa và kích thích tăng trưởng du lịch như: Xây dựng chiến lược kinh doanh và phù hợp với thị trường mục tiêu cho từng phân khúc khách hàng; tăng cường công tác giám sát, quản lý đảm bảo tiết kiệm chi phí; thận trọng trong các khoản đầu tư để ổn định dòng tiền; soát xét, sửa đổi và bổ sung các quy chế nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năm 2023, Công ty cũng lên kế hoạch cải thiện và khai thác tối đa các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng bao gồm: Ưu tiên phát triển quảng bá phân khúc khách hàng mục tiêu; tích cực quảng bá hình ảnh và nâng cao nhận dạng thương hiệu; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm tăng giá trị phục vụ; xây dựng chiến lược marketing phù hợp để thu hút khách hàng.
NVT cho hay, hoạt động kinh doanh quý I/2023 của các khu nghỉ dưỡng đều đang rất khả quan và sẽ đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2023, do vậy, Công ty đặt mục tiêu kinh doanh 2023 sẽ đạt được như kế hoạch, dần khắc phục được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất 2023.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NVT gần như đi ngang từ đầu năm 2023 đến nay. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu NVT đứng giá tại mức 7.410 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất ở mức khá thấp, chỉ vài nghìn đơn vị.
Cổ phiếu NVT gần như đi ngang từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView) |
Chật vật trong khoản lỗ lũy kế lớn
Với năm 2022 vừa qua, Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu quý IV/2022 đạt 71,8 tỷ đồng, tăng trưởng 76,7%; lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ lỗ 16,53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 11,57 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 363,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng thêm 22,71 tỷ đồng lên 28,96 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 927,8%, tương ứng tăng thêm 6,68 tỷ đồng lên 7,4 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 4,2%, tương ứng tăng thêm 0,29 tỷ đồng lên 7,12 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 176,6%, tương ứng tăng thêm 21,32 tỷ đồng lên 33,39 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, Công ty ghi nhận lỗ 11,55 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 12,65 tỷ đồng. Như vậy, trong kỳ, lợi nhuận cốt lõi ghi nhận lỗ 11,55 tỷ đồng, Công ty giảm lỗ do ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.
Luỹ kế trong năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 337,31 tỷ đồng, tăng 166,3% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ lỗ 12,09 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 49,96 tỷ đồng. Với việc ghi nhận lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ tiếp tục âm, tính tới 31/12/2022, tổng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là âm 742,27 tỷ đồng, bằng 82% vốn điều lệ.
Lý do chính đến từ việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp hơn 5 lần, từ mức 60 tỷ đồng lên 311 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là khoản lỗ từ chuyển nhượng công nợ phải thu về cho vay với Công ty cổ phần Du lịch Tân Phú lên tới 246 tỷ đồng. Nguồn cơn của sự việc đến từ việc tháng 11/2017, công ty này cần tiền để thanh toán nghĩa vụ khoản trái phiếu 230 tỷ đồng đến hạn. Lô trái phiếu trên có kỳ hạn 3 năm được Ninh Vân Bay phát hành tháng 11/2014 cho Công ty TNHH Nam Thành. Sau đó, công ty này chuyển nhượng lại toàn bộ cho Techcombank. Lãi suất trái phiếu là 12%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ tiếp theo, lãi suất là 3,5% cộng với lãi suất cơ sở của Khối ngân hàng bán buôn thuộc Techcombank.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Ninh Vân Bay tăng 1,3% so với đầu năm lên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 583,2 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác ghi nhận 257,5 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng nhẹ 0,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1 tỷ đồng lên 320,4 tỷ đồng và chiếm 29,1% tổng nguồn vốn.
Theo tìm hiểu, Ninh Vân Bay đang khai thác, vận hành hai khu nghỉ dưỡng hạng sang gồm Six Senses Ninh Van Bay (Khánh Hòa) và Ana Mandara Villas Resort & Spa (Đà Lạt, Lâm Đồng). Mặc dù sở hữu khu nghỉ dưỡng hạng sang nhưng tình hình kinh doanh liên tục lao dốc.
Tiền thân của Ninh Vân Bay là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong, được thành lập năm 2006 tại Hà Nội và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, nội thất. Năm 2009, Công ty Tuấn Phong đổi tên, tái cấu trúc và hợp nhất 2 đơn vị thành viên để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. 2009 cũng là năm công ty khởi công dự án Six Senses Sai Gon River tại tỉnh Đồng Nai. |
Nhận định chứng khoán ngày 18/4/2023: Chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn Lực cầu về gần cuối phiên chiều đã giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh. Thanh khoản có phần sụt giảm cùng tốc độ giao ... |
Nhận định chứng khoán ngày 18/4/2023: Xu hướng thị trường phái sinh Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 18/4/2023. Tạp ... |
Tự doanh tiếp tục giao dịch thận trong phiên 17/4, cổ phiếu EIB bất ngờ thành tâm điểm Phiên giao dịch ngày 17/4, tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng với giá trị khoảng 24 tỷ đồng trên cả 3 ... |
Nhật Hải