Ngành công nghệ và viễn thông, vốn duy trì sự khởi sắc từ đầu năm 2024, đang đối mặt với áp lực điều chỉnh khi hàng loạt cổ phiếu giảm giá trong tuần qua. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh thị trường chung giảm điểm mạnh và áp lực bán gia tăng từ khối ngoại.
Phiên giao dịch ngày 20/11 ghi nhận sự sụt giảm ở nhiều cổ phiếu chủ chốt trong nhóm ngành. Các mã như VGI giảm 6,39%, MFS giảm 8,16%, VTK giảm 3,85%, CMG giảm 2,61%. Trong “họ Viettel”, VTP cũng giảm 4,96%. Tính chung một tuần từ 14/11 đến 20/11, CMG, VGI, CTR đều có mức giảm trên dưới 8%; FPT cũng mất khoảng 3% thị giá. Đây là tuần điều chỉnh rõ rệt nhất của nhóm cổ phiếu này kể từ đầu năm.
Áp lực giảm giá của nhóm cổ phiếu công nghệ và viễn thông diễn ra đồng thời với đà lao dốc của VN-Index. Chỉ số này đã mất gần 73 điểm (giảm 5,7%) trong hơn một tháng, từ vùng 1.288 điểm ngày 11/10 xuống còn 1.214,77 điểm sáng 20/11. Đáng chú ý, khối ngoại liên tục bán ròng mạnh các mã thuộc nhóm này.
Cụ thể, FPT, một trong những đại diện lớn nhất của ngành công nghệ, đã bị bán ròng 7 phiên liên tiếp từ 12/11 đến 19/11 với tổng giá trị khoảng 960 tỷ đồng. Sáng 20/11, khối ngoại tiếp tục bán ròng thêm 3,4 triệu cổ phiếu FPT, khiến room ngoại của mã này “hở” hơn 43 triệu cổ phiếu. Tương tự, CMG cũng ghi nhận khối ngoại bán ròng tổng cộng 386 tỷ đồng trong hai phiên 8/11 và 11/11, để lại room ngoại hơn 21 triệu cổ phiếu.
Dù thị giá điều chỉnh mạnh, giới chuyên gia vẫn đánh giá tích cực về triển vọng dài hạn của ngành công nghệ. Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư tại Chứng khoán Maybank, cho rằng ngành công nghệ đang nổi lên như một trong những lĩnh vực tiềm năng nhất nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ bán dẫn. Ông nhận định, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt và ngành công nghệ sẽ tiếp tục là trụ cột dẫn dắt tăng trưởng trong tương lai.
Việt Nam cũng đang tiến gần hơn tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn đối với dòng vốn ngoại. Dù nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 80.000 tỷ đồng trong năm 2024, việc nâng hạng sẽ khơi thông dòng vốn và cải thiện thanh khoản thị trường. Ông Khánh nhấn mạnh rằng nhóm ngành công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực AI và bán dẫn, sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi lớn nhất từ triển vọng nâng hạng.
"Triển vọng nâng hạng trong thời gian sắp tới sẽ giúp thay đổi dòng vốn nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi lớn nhất sẽ bao gồm ngành công nghệ, nhất là về AI và chất bán dẫn", ông Khánh nhấn mạnh.
Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cũng cho rằng, xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dịch vụ và phần mềm công nghệ thông tin toàn cầu tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Chi tiêu để duy trì các Data Center (trung tâm dữ liệu) tại chỗ và chi tiêu mới tiếp tục chuyển sang các đám mây (cloud) sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Theo đó, triển vọng của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm vẫn tích cực nhờ lợi thế cạnh tranh: Nguồn nhân lực trẻ có khả năng thích nghi nhanh với những công nghệ mới và chi phí phát triển phần mềm của lập trình viên tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác...
Tâm lý lạc quan giúp VN-Index bật tăng hơn 9 điểm, cổ phiếu bất động sản đón dòng tiền Phiên sáng 20/11, VN-Index tăng 9,62 điểm lên 1.214,77 điểm nhờ sự dẫn dắt của nhóm VN30 và sự hồi phục mạnh mẽ từ các ... |
Cổ phiếu NVL bật tăng khi siêu dự án của Novaland được gỡ vướng Cổ phiếu NVL của Novaland bật tăng mạnh trong phiên sáng 20/11, đạt mức cao nhất 6 tuần nhờ thông tin dự án Aqua City ... |
Ngành ngân hàng nỗ lực đẩy mạnh tín dụng, BIDV tiến sát cột mốc lịch sử 9 tháng đầu năm 2024, tổng dư nợ cho vay của 27 ngân hàng niêm yết đạt hơn 11,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,6% so ... |
Nguyên Nam