Theo báo cáo vĩ mô thị trường tháng 3 của Chứng khoán BIDV (BSC), các sự kiện khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng tại khu vực châu Âu và Hoa Kỳ khiến thị trường chứng khoán trải qua những phiên trồi sụt mạnh. Tuy nhiên với động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và khối ngoại quay trở lại mua ròng đã giúp VN-Index có nhịp hồi phục tốt trong tháng 3.
Một số thông tin hỗ trợ khi mùa đại hội diễn ra bên cạnh bối cảnh thế giới không có các diễn biến quá tiêu cực sẽ tạo động lực để VN-Index quay trở quanh 1.110 điểm. |
Một loạt các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản, trái phiếu,… đã giúp thị trường duy trì được xu hướng tích cực. VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 3,9% và 2,53% trong tháng 3 và tăng 5,71%, 1,07% so với thời điểm 31/12/2022. Các chỉ số đều tăng điểm khá.
P/E VN-Index kết thúc tháng 3 ở mức 11,78 lần, tăng 4,05% so với tháng 2. P/E VN-Index xếp thứ 5 của châu Á, trong khi P/E HNX-Index ở mức 21,3 lần – đứng thứ 16 khu vực. P/E VN-Index dự báo vận động trong vùng 12,1 - 12,3 trong kịch bản tích cực khi VN-Index quay trở lại vùng 1.095 – 1.110 điểm.
P/E VN-Index đứng thứ 5 – tiếp tục ở mức hấp dẫn trong khu vực châu á
Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research |
Kết thúc quý I/2023, nhiều nhóm ngành giao dịch tích cực trở lại khi có 8/11 nhóm ngành cấp 1 tăng điểm. Nhịp tăng điểm tốt trong tháng 1 và tháng 3 đã giảm bớt sự tiêu cực trong tháng 2 bên cạnh các chính sách và động thái hỗ trợ cho doanh nghiệp, thị trường.
Nhóm ngành Dầu khí, Ngân hàng, Viễn thông là 03 nhóm ngành có mức tăng ấn tượng nhất lần lượt 16,24%, 11.66% và 7,13%.
Nhóm ngành Hàng tiêu dùng, dược phẩm y tế và Công nghiệp trong xu hướng giảm lần lượt -2,68%, -0,74% và – 0,36%.
Có 5/11 nhóm ngành có P/E cao hơn mức P/E thị trường gồm Viễn thông, CNTT, Hàng tiêu dùng, Tài chính, công nghiệp.
Vốn hóa toàn thị trường quý I/2023 tăng 3,32% so với quý IV/2022. Trong quý I/2023 thị trường có nhịp tăng điểm tốt trong tháng 1 và tháng 3 trong khi đó tháng 2 chứng kiến nhịp điều chỉnh khá mạnh. VN-Index đã có thời điểm tiến sát đến ngưỡng 1.125 điểm tuy nhiên sau đó quay trở lại kiểm tra ngưỡng 1.015 điểm.
Vốn hóa 3 sàn đạt 5.4 triệu tỷ đồng. Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research |
Thanh khoản trong quý I/2023 tiếp tục xu hướng giảm so với quý IV/2022, cụ thể thanh khoản trung bình 3 sàn giảm 19%, suy giảm đến từ một phần giai đoạn nghỉ Lễ và tâm lý thận trọng chờ đợi thêm thông tin, chính sách trong nước. GTGD bình quân quý I/2023 trên 3 sàn đạt 476 triệu USD/phiên. Giao dịch nhìn chung thấp đều qua từng tháng và ghi nhận những phiên GTGD thấp nhất kể từ đầu năm mặc dù khối ngoại vẫn duy trì xu hướng mua ròng.
Khối ngoại mua ròng 5.908 tỷ trong quý I – kéo dài 2 quý mua ròng liên tiếp. Động lực đến từ khối ngoại đặc biệt là các ETF đã góp phần giữ nhịp hồi phục của thị trường trong bối cảnh tâm lý NĐT vẫn thận trọng.
Tháng 4 khối ngoại quay trở lại mua ròng sau T02 bán ròng trước đó, quý I khối này vẫn duy trì đà mua ròng tuy nhiên giá trị sụt giảm so với quý IV/2022.
HPG, HSG và POW là 3 mã được khối ngoại tập trung mua ròng nhiều nhất lần lượt 2.190, 881 và 837 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại EIB, DXG và DGC là 03 mã bán ròng với giá trị lớn nhất lần lượt là 3.348, 426 và 402 tỷ đồng.
Các ETF ngoại hoạt động tích cực trong quý I trong khi đó ETF nội có phần kém sôi động khi xuất hiện trạng thái rút ròng vào T03.
Quý I/2023, ETF VNM đã hoàn tất việc chuyển đổi danh mục sang 100% cổ phiếu Việt Nam, ETF Fubon đã gia tăng ròng thêm 65 triệu USD và kỳ vọng sẽ gia tăng thêm khoảng 100tr USD trong thời gian tới.
Nhận định về diễn biến thị trường tháng 4, nhóm phân tích của BSC đưa ra 2 kịch bản.
Kịch bản 1, chính phủ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư công bên cạnh động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa trên thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từng bước khởi sắc sau quý I không được như kỳ vọng.
Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng trên thị trường bên cạnh hoạt động sôi nổi trở lại của các ETF. Mặt khác, một số thông tin hỗ trợ khi mùa đại hội đồng cổ đông diễn ra bên cạnh bối cảnh thế giới không có các diễn biến quá tiêu cực sẽ tạo động lực để VN-Index quay trở lại kiểm định và tạo nền giá quanh 1.110 điểm. BSC Research lưu ý kịch bản này có xác suất xảy ra cao hơn.
Nguồn: Tradingview, BSC Research. |
Kịch bản 2, cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng ở khu vực châu Âu và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục diễn ra tạo hiệu ứng tiêu cực trên thị trường quốc tế, bên cạnh những động thái đáp trả mới của Nga và các quốc gia phương Tây xung quanh xung đột tại Ukraine có thể tiềm ẩn nhiều tác động bất ngờ.
Khối ngoại và một số quỹ có thể quay lại trạng thái rút ròng bên cạnh tâm lý chốt lời diễn ra mạnh có thể khiến VN-Index có thể quay trở lại ngưỡng nền tích cũ quanh 1.050 điểm sau nhịp tăng điểm của nửa đầu tháng 4.
Tín hiệu tích cực cho nhóm cổ phiếu chứng khoán Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là tạo tác động tích cực tới thị trường chứng ... |
Chứng khoán DSC gợi ý chiến thuật đầu tư vào các cổ phiếu bị "lãng quên" Ngoài chiến thuật đầu tư vào các nhóm cổ phiếu tốt, dẫn dắt thị trường, Chứng khoán DSC gợi ý chiến thuật có phần liều ... |
Nhận định chứng khoán ngày 7/4/2023: VN-Index tiếp tục rung lắc Sau ba phiên neo quanh vùng 1.080 điểm, VN-Index có dấu hiệu hạ nhiệt và điều chỉnh dưới áp lực chốt lời ngắn hạn mạnh ... |
Quỳnh Nga