Trong nỗ lực tái cơ cấu danh mục đầu tư, RCC dự kiến thoái vốn tại Công ty Đá Hoàng Mai bằng cách bán tối đa 1,3 triệu cổ phiếu HMR. Nếu giao dịch thành công RCC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 59,7% xuống còn 36,5%. Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện qua hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, với mức giá giao dịch trong biên độ thị trường.
Hình minh họa. |
Hiện tại, cổ phiếu HMR đang được giao dịch quanh mức 11.000 đồng/cổ phiếu (phiên sáng 27/8). Tạm tính theo mức giá này, RCC có thể thu về khoảng 14,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu RCC đã quyết định thoái vốn sớm hơn, khi giá HMR đạt đỉnh 47.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 6/2024, công ty có thể đã đạt được lợi nhuận lớn hơn đáng kể. Từ đó đến nay, giá HMR đã giảm 77%, với 5 phiên giảm liên tiếp gần 10% mỗi phiên.
Trước đó, vào ngày 15/8, Đá Hoàng Mai đã có báo cáo giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cổ phiếu của công ty giảm sàn 5 phiên liên tiếp (từ 8/8 -14/8) khiến thị giá cổ phiếu của HMR giảm mạnh từ 21.100 đồng/cp xuống 13.900 đồng/cp theo giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/8.
Lý giải nguyên nhân giảm sàn, lãnh đạo HMR cho biết, công ty này vẫn hoạt động bình thường, không có biến động gì xấu ảnh hưởng tới giá cổ phiếu và việc giảm sàn 5 phiên vừa qua là do yếu tố cung cầu của thị trường. Đồng thời, Công ty không có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp tới biến động giá cổ phiếu HMR trên thị thị trường. Công ty CP đá Hoàng Mai cam kết luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, công khai minh bạch hoạt động của công ty.
Trước đó, ngoài chuỗi 5 phiên giao dịch giảm sàn kể trên, cổ phiếu của Đá Hoàng Mai đã tụt dốc không phanh sau khi tạo đỉnh 41.200 đồng/cp và vốn hóa chạm mức trên 220 tỷ đồng vào ngày 5/6/2024.
Diễn biến giá cổ phiếu HMR trên thị trường chứng khoán. |
Ngay sau đó, cổ phiếu Công ty Đá Hoàng Mai đã nhanh chóng "mất phanh" giảm liên tục về 10.700 đồng/cổ phiếu khi kết thúc phiên giao dịch ngày 27/8.
Tính riêng từ ngày 20/7 tới nay, cổ phiếu HMR đã sụt giảm mất nửa thị giá, từ mốc 23.800 đồng/cp về mức giá như ghi nhận những phiên giao dịch gần đây.
Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2024, Đá Hoàng Mai ghi nhận doanh thu 15,2 tỷ đồng, tăng 7,8%, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 119 triệu đồng, tương đương giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính theo từng quý, doanh thu của HMR đã giảm liên tiếp trong 4 quý gần nhất. Nguyên nhân được Công ty đưa ra là do các gói thầu sửa chữa đường sắt năm 2024 chưa được triển khai, dẫn đến nhu cầu vật liệu giảm mạnh.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của HMR đã giảm mạnh xuống còn 4,8 tỷ đồng, giảm hơn 18 tỷ đồng so với thời điểm hồi đầu năm, nguyên nhân chính do Công ty đã thanh toán xong khoản nợ vay 9.200 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Diễn. Cùng với đó là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, thuế và phải trả người lao động cũng giảm mạnh, góp phần tích cực vào việc giảm nợ của Công ty.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Đá Hoàng Mai, tiền thân là mỏ đá Hoàng Mai, được thành lập năm 1969 và chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2015. Trước khi quyết định giảm tỷ lệ sở hữu, RCC nắm giữ 87,87% cổ phần, sau đó giảm xuống còn 59,69% từ năm 2021. Hiện tại, Phó Chủ tịch HĐQT RCC - ông Tạ Hữu Diễn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại HMR.
Thép Tiến Lên (TLH) lỗ nặng trong quý 2, thị giá cổ phiếu “bốc hơi” 32% sau gần 1 tháng Với mức lỗ sau thuế hơn 153 tỷ đồng, Thép Tiến Lên trở thành một trong số các doanh nghiệp ngành thép lỗ nặng nhất ... |
Sau khoảng 1 tháng tìm nhà đầu tư (NĐT) thực hiện dự án Khu dân cư xã Nam Sơn, huyện An Dương, mới đây Sở ... |
Tuấn Anh