Năm 2023, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của công cuộc bảo vệ, xây dựng và đổi mới của đất nước. Kết quả này đã được ghi nhận và được các chuyên gia, các tổ chức quốc tế chia sẻ, đánh giá tích cực.
1. BÌNH LUẬN CỦA ÔNG THOMAS GASS - ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN LIÊN BANG THỤY SĨ TẠI VIỆT NAM
Nền
kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sự phục hồi ấn tượng trong năm 2023, điều này rất đáng chú ý trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, chứng tỏ sự ưu tiên duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đưa ra các biện pháp hiệu quả để củng cố sự phục hồi kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Thụy Sĩ đã và đang hợp tác với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và ngành Ngân hàng Việt Nam để đạt được những mục tiêu này.
Năm 2023, về cơ bản, Lãnh đạo NHNN đã điều hành hoạt động ngành Ngân hàng đạt được các mục tiêu đặt ra bất chấp những khó khăn, thách thức.
Trong hai năm liền, Tạp chí Banker (năm 2022) và Tạp chí Global Finance (năm 2023), những ấn phẩm danh tiếng trên toàn cầu đã vinh danh Thống đốc NHNN có những đóng góp lớn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là sự công nhận rất có ý nghĩa.
Năm 2024, chúng tôi tin rằng, việc kiên trì theo đuổi cải cách lĩnh vực
tài chính theo hướng tài chính xanh và tài chính số của NHNN sẽ mang lại kết quả tích cực và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Đồng thời, chúng tôi mong đợi việc triển khai Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là một cột mốc quan trọng trong năm 2024.
COMMENTS FROM MR. THOMAS GASS - AMBASSADOR EXTRAORDINARY AND PLENIPOTENTIARY OF THE SWISS FEDERATION IN VIETNAM
The resilience of the economy of Vietnam continued to be impre
ssive in 2023, which is remarkable against the backdrop of the global economic headwinds. It also testifies the government’s priority on maintaining macroeconomic stability and putting in place effective measures to consolidate the recovery. Switzerland has been working with the State Bank of Vietnam and the Vietnam’s banking sector to reach these goals.
In 2023, leaders of the State Bank of Vietnam have successfully steered the banking sector to a safe harbor in spite of individual break-outs.
Two years in a row, the Banker (2022) and Global Finance (2023) magazines, the reputable global publications have honored the governor of the State Bank of Vietnam for the strong leadership in protecting the economy. This is a very significant recognition.
At the turn of 2024, we believe that the regulator’s persistent pursuit of financial sector reform towards green and
digital finance will pay off and contribute to a stronger economic growth. With this, we look forward to the implementation of the Law on Credit Institutions as a critical milestone in 2024.
2. GIÁO SƯ, TIẾN SĨ A. SAJ U. MENDIS - ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN SRI LANKA TẠI VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trên cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam, tôi luôn đánh giá cao và ngưỡng mộ tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ngân hàng Trung ương Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Đồng thời, tôi rất ấn tượng khi thấy NHNN được thành lập năm 1951, vào thời kỳ cao điểm của nhiều cuộc xung đột đẫm máu và bất ổn toàn cầu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tôi rất vui được chúc mừng Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã được Tạp chí
Tài chính toàn cầu uy tín bình chọn là một trong ba Thống đốc
ngân hàng trung ương năng lực và hiệu quả nhất khi có cơ hội được gặp Bà hồi tháng 9/2023 tại Trụ sở NHNN. Theo đánh giá xếp hạng này, hai Thống đốc ngân hàng trung ương còn lại là Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Với tư cách là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam từ tháng 01/2023, tôi nhận thấy một cách rõ ràng về sự tiến bộ và phát triển kinh tế, thương mại chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được trong 25 năm qua. Từ khi nghiên cứu sự phát triển và quỹ đạo kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đặc biệt với tư cách là một chuyên gia kinh tế quốc tế, tôi rất ấn tượng với thực tế là, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 1990 chỉ là 90
USD, trong khi hiện nay, đạt khoảng 4.500 USD. Hơn nữa, tôi rất vui mừng khi quan sát chính sách tài chính và chính sách tiền tệ có hiệu quả cao của Việt Nam, chủ yếu là chính sách tiền tệ do NHNN điều hành. Tôi muốn nêu bật và nhấn mạnh một số thành tựu then chốt của nền kinh tế Việt Nam nói chung và NHNN nói riêng, vào thời điểm năm 1995,
tỷ giá USD/
VND, 1 USD là khoảng 11.000 VND thì hiện nay, là khoảng 25.000 VND, tức là VND chỉ bị mất giá khoảng 50%. Bên cạnh đó, từ năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, cũng như việc Việt Nam gia nhập ASEAN, diễn biến giá trị của VND so với hầu hết đồng tiền các nước đang phát triển khác rất ấn tượng. Điều này được khẳng định trong bối cảnh đất nước bị tàn phá bởi một số cuộc xung đột quân sự với các cường quốc kinh tế, quân sự. Hơn nữa, tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 1995 chỉ khoảng 875 triệu USD thì hiện nay, chưa đầy 30 năm sau, dự trữ ngoại hối đã tăng lên khoảng 85 tỉ USD. Nói cách khác, dự trữ ngoại hối đã tăng 100 lần hoặc 10.000%. Lượng dự trữ này đủ để đáp ứng hơn 3 tháng nhập khẩu hoặc nợ ngắn hạn của Việt Nam, đây là một trong những quy tắc về dự trữ ngoại hối của bất kỳ nền kinh tế nào. Tương tự, tỉ lệ nợ trên GDP đang ở mức rất ấn tượng, dưới 40%.
Tôi nhận thấy, NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo môi trường vĩ mô và vi mô thuận lợi ở Việt Nam để thu hút vốn FDI và FII khoảng 24 tỉ đến 28 tỉ USD hằng năm. Hiện nay, Việt Nam đang được các quốc gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư toàn cầu coi là “Điểm đến hấp dẫn của FDI, gia công, thương mại và sản xuất”. Là quốc gia nằm trong số các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng nhanh nhất thế giới, năm 2024, Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng từ 5,5% đến 6,0%, trong khi nền kinh tế toàn cầu ước tính tăng trưởng khoảng dưới 2,5%. Hiện nay, Việt Nam, đặc biệt là NHNN, đã kiểm soát, kiềm chế lạm phát, điều hành
lãi suất một cách hiệu quả nhất trong khi hầu hết các nước phát triển, trong đó có Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) đang phải chật vật, nỗ lực kiềm chế lạm phát. Các chỉ số vĩ mô và vi mô này của Việt Nam cùng với khả năng dự báo, tính hiệu quả và sự lạc quan đã giúp Việt Nam thu hút tổng vốn FDI trên 430 tỉ USD kể từ năm 1980, gần tương đương với GDP của Việt Nam.
I, in the capacity of the A
mbassador of Sri Lanka to Vietnam, have always commended and admired the functionaries of the estimable Central Bank of Vietnam known as State Bank of Vietnam. On the same note, I was much impressed that the then Central Bank of Vietnam was established in 1951 at the height of a number of bloody conflicts and global instability, after the end of WWII. Having had the
opportunity to meet with the Hon. Governor of
SBV, Mdm. Nguyen Thi Hong, in September of 2023 at the Head Office of SBV, I was much pleased to congratulate the Governor of being chosen as one of the three most effectual and competent Central Bankers by the prestigious “Global Financial Magazine”. For record, the other two Central Bankers were from Reserve Bank of India and the Swiss National Bank respectively.
I have been the Ambassador of Sri Lanka since January of 2023, I have noticed, perceptibly and manifestly, the unprecedented economic and commercial advancement and augmentation Vietnam has achieved during the last 25 years. Since I have been studying the economic rises and trajectories of developing countries including Vietnam, in particular, as an international economist, I was much impressed of the fact that the GDP per capita of Vietnam in 1990 was only USD 90 whereas today it hovers around USD 4,500. Further, I was much pleased to observe the highly efficacious fiscal and monetary policy of Vietnam, mainly the monetary policy executed and pronounced by the SBV. I wish to highlight and accentuate some of the pivotal attainments of the economy of Vietnam in general and the SBV in particular, in 1995, the value of a USD was around 11,000 VND and today it has depreciated only by around 50%, to around VND 25,000. Needless to state, in 1995, the US established diplomatic relations with Vietnam as well as Vietnam joined the ASEAN, the performances of the VND compared to most other developing nations, has been profoundly impressive. This is stated in the context that the country was devasted and ravaged by a number of military conflicts with major economic and military
powers. Further, the total official reserves of Vietnam in 1995 was just around USD 875 million whereas today, less than 30 years later, the official reserves have risen to around USD 85 billion. In other words, the official reserves have risen by 100 times or 10,000%. This is sufficient to meet over 3 months of imports or short-term debt of Vietnam, which is one of the rules of thumb vis-à-vis official reserves of any given economy. On the same note, the debt to GDP stands at a very impressive percentage of less than 40%.
I wish to conclude by stating that the SBV has been instrumental and seminal in creating a micro and macro milieu in Vietnam to attract and woo FDI and FII in the
vicinity of USD 24 to 28 billion on an annual basis. Today, Vietnam is being considered and watched by global investors, corporates and nations as a “Mecca for FDI, outsourcing, trade & manufacturing”. Today, Vietnam is amongst the fastest-growing developing economies in the world whilst the global economy is estimated to grow around less than 2.5% whilst Vietnam is slated to grow between 5.5 to 6.0% in 2024. Today, Vietnam, in particular the SBV, has controlled, contained and tamed inflation and interest rate in the most effectual manner whilst most of the developed nations including the G-7 have been struggling and striving to contain the inflation. These micro and macro indicators of Vietnam coupled with predictability, efficacy and optimism have led Vietnam to attract a total FDI stock in excess of USD 430 billion since 1980, which is almost equivalent to the GDP of Vietnam.
3. BÌNH LUẬN CỦA BÀ MICHELE WEE - TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG STANDARD CHARTERED VIỆT NAM
Ngân hàng
Standard Chartered đánh giá cao sự lãnh đạo ấn tượng, điều hành chính sách tiền tệ và
hoạt động ngân hàng chủ động, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đạt được các mục tiêu và thành tựu như:
Thứ nhất, góp phần tích cực kiểm soát lạm phát ở mức 3,25% (dưới mức 4,5% do Quốc hội đề ra) và ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP đạt 5,05% trong năm 2023, cao hơn nhiều mức trung bình chung của khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, những nỗ lực và giải pháp thúc đẩy tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng của NHNN, gồm: (i) 04 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành từ 0,5 - 2%/năm nhằm mục tiêu hạ lãi suất
cho vay trong bối cảnh lãi suất toàn cầu tăng mạnh; (ii) Tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị cũng như ban hành nhiều công văn chỉ đạo sát sao; thúc đẩy kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; (iii) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Thứ ba, tỉ giá USD/VND ổn định nhờ sự điều hành chủ động, linh hoạt của NHNN dưới áp lực lớn từ những biến động toàn cầu phức tạp.
Thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng tới sự hài lòng của khách hàng.
Thứ năm, cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nhờ lượng dự trữ ngoại hối lớn, hệ thống ngân hàng ổn định.
Standard Chartered Bank highly appreciates SBV’s impressive leadership, skilful and flexible management of monetary policies and banking operations which translate into economic performance:
- Active contribution to well-controlled inflation at 3,25% within 4,5% target by National Assembly and macroeconomic stability, GDP growth of 5,05% in 2023, much higher than the regional peers and the global rate;
- SBV’s efforts and solutions to promote credit and increase the credit access and absorption capacity, including: (i) 04 times reducing rates by approximately 0,5 - 2 percentage points - aiming at reducing lending interest rates in the context of global rate hikes; (ii) organizing many conferences, meetings, and regulatory documents; promoting bank-business connections; (iii) instructing credit institutions to minimize administrative procedures.
- Stable USD/VND exchange rate thanks to SBV’s flexible management, under great pressure from complex global fluctuations.
- Promotion of digital transformation and green transformation to increase customer satisfaction and operation efficiency.
- Improvement in Vietnam credit rating thanks to larger FX reserve, stable banking system.
4. BÌNH LUẬN CỦA ÔNG TIM EVANS - TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HSBC VIỆT NAM
Năm 2023 là năm đầy thách thức toàn cầu từ khía cạnh kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục triển khai các biện pháp chủ động nhằm giải quyết những thách thức mà nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Cụ thể, NHNN triển khai hàng loạt các chính sách hiệu quả, góp phần ổn định nền kinh tế và đạt mức tăng trưởng GDP 5,05%.
NHNN chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời, kiểm soát các áp lực lạm phát. Điều đó duy trì môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và cũng đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng cần thiết với lãi suất hợp lý giúp doanh nghiệp vượt qua khoảng thời gian khó khăn.
Những biện pháp mà NHNN thực hiện trong năm 2023 nhấn mạnh cam kết thúc đẩy một nền kinh tế kiên cường và thịnh vượng, đồng thời, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam đi đúng hướng, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng lâu dài.
COMMENTS FROM MR. TIM EVANS - CHIEF EXECUTIVE OFFICER, HSBC BANK (VIETNAM) LTD.
2023 was a challenging situation globally from a macro-economic perspective. Despite this, the SBV has continued to take proactive measures to address the challenges that the Vietnamese economy and banking system have faced. Specifically, the SBV has implemented a series of effective policies that contributed to the stability of the economy and ensured the country was able to report 5,05% GDP growth.
The SBV adeptly adjusted its monetary policy to support economic growth while also managing inflationary pressures. This provided businesses with an environment that remained conducive to investing in their futures and also ensured necessary access to more af
fordable credit which has helped companies navigate through difficult times.
The steps taken by the SBV in 2023 underscore its commitment to fostering a resilient and thriving economy and steering the Vietnamese economy in the right direction that should help ensure that the way is being paved for sustained economic growth and longer term prosperity.
5. BÌNH LUẬN CỦA ÔNG PARK JONG CHUN, TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CƠ QUAN DỊCH VỤ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM
Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và bất ổn, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi đối mặt nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thể hiện sự điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2023. Điều này được các tổ chức quốc tế nhận định là bước đi tiên phong nhất so với các quốc gia trên thế giới và trở thành cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định lên tới 6,72% trong quý IV/2023. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực NHNN về công tác kiểm soát lạm phát và vận hành chính sách tiền tệ ổn định. Trong lĩnh vực giám sát, NHNN đã triển khai thực hiện sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng (đã được Quốc hội thông qua), từ đó, nâng cao tính ổn định và đảm bảo hiệu quả hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của các ngân hàng và góp phần phát triển nền kinh tế.
COMMENTS FROM MR. PARK JONG CHUN - HEAD OF REPRESENTATIVE OFFICE OF THE KOREAN FINANCIAL SUPERVISORY SERVICE IN VIETNAM
In 2023, amidst global economic challenges and uncertainties, Vietnam faced its share of difficulties in its economy. However, during this challenging period, the leadership of the State Bank of Vietnam shone brightly. The State Bank of Vietnam has reduced the regulatory interest rates four times since March 2023. This proactive step has been recognized by international organizations as the most pioneering move compared to other countries worldwide, laying the foundation for Vietnam’s economy to achieve stable growth of up to 6.72% in the fourth quarter of 2023. Additionally, the efforts of the State Bank of Vietnam in controlling inflation and maintaining a stable monetary policy have been positively appreciated by international organizations. In terms of supervision, the Law on Credit Institutions has been amended by the State Bank of Vietnam, aiming to enhance the stability and ensure the effectiveness of the credit system, thereby supporting innovative activities of banks and contributing to the development of the national economy.