Đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 7/3, cổ phiếu DGC của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang tăng kịch trần lên mức 120.900 đồng/ cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 7 triệu đơn vị. Thị giá của DGC cũng qua đó áp sát mức đỉnh lịch sử từng lập hồi tháng 6/2022.
Nói về mức đỉnh lịch sử của Hóa chất Đức Giang, tháng 6/2022, thị giá DGC chạm mốc 126.000 đồng/cổ phiếu nhờ kết quả kinh doanh bứt phá khi giá bán các sản phẩm hoá chất của công ty lên cao do gián đoạn chuỗi cung cầu vì cuộc chiến Nga - Ukraine.
Sau khi đạt đỉnh lợi nhuận, kết quả kinh doanh của ông lớn ngành hóa chất này suy yếu kể từ quý IV/2022 và giá cổ phiếu trên sàn cũng tụt dốc. Thời điểm tháng 11/2022, cổ phiếu DGC từng giảm về vùng 46.000 đồng/cp, sau đó bắt đầu hồi phục từ nửa cuối năm 2023.
Giai đoạn đó, giới phân tích từng đưa ra kỳ vọng đối với cổ phiếu này khi đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ phục hồi từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý IV vừa qua cho thấy công ty vẫn chưa đạt được sự kỳ vọng.
Doanh thu thuần của Hóa chất Đức Giang đạt 2.388 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với quý III trước đó. Lợi nhuận sau thuế ở mức 746 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022 và là mức lợi nhuận quý thấp nhất của Hóa chất Đức Giang kể từ quý IV/2021.
Lũy kế cả năm 2023, tổng doanh thu của tập đoàn đạt 9.748 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế ở mức 3.250 tỷ đồng, chỉ bằng 54% so với kết quả thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 3.109 tỷ đồng, so với cùng kỳ đạt 5.565 tỷ đồng.
Cổ phiếu đang diễn biến thuận lợi do đâu?
Có ý kiến cho rằng Hóa chất Đức Giang được hưởng lợi nhờ triển vọng ngành bán dẫn trong thời gian tới. Báo Nikkei trích thống kê thị trường bán dẫn thế giới (WSTS) của các nhà sản xuất bán dẫn lớn cho thấy, thị trường toàn cầu về chất bán dẫn năm 2024 sẽ tăng 13% so với năm ngoái lên 588,3 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó của năm 2022.
Phốt pho vàng và Acid phosphoric là các nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn. Giá của hai nguyên liệu này được dự báo sẽ diễn biến tích cực hơn khi ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.
Là doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất Châu Á, Hóa chất Đức Giang (DGC) được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ xu hướng trên.
Ban lãnh đạo Hóa chất Đức Giang mới đây cũng cho biết, đến cuối năm 2024, nhu cầu phốt pho của Việt Nam sẽ tăng đột biến khi các nhà máy sản xuất pin và chip mới ở Đông Á và Bắc Mỹ đa dạng hoá nguồn cung ngoài Trung Quốc.
Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024 sẽ tăng 26% so với cùng kỳ, nhờ doanh thu bán dẫn toàn cầu tăng mạnh hơn và nhu cầu phân bón đi kèm với nhu cầu trồng trọt tăng lên.
VCSC cũng duy trì khuyến nghị "mua" đối với cổ phiếu DGC. Theo VCSC, Hóa chất Đức Giang có thể tiết kiệm khoảng 200 tỷ đồng chi phí quặng apatit vào năm 2024 so với 2023 nhờ đóng góp cả năm từ khu mỏ thứ hai.
Bên cạnh đó, VCSC tăng EV/EBITDA mục tiêu và giá mục tiêu mới tương ứng P/E năm 2024 của DGC đạt 10,3 lần, hiện cao hơn mức P/E trượt trung bình 5 năm của DGC là 9,0 lần vì tin rằng DGC xứng đáng được định giá cao hơn mức trung bình trong quá trình phục hồi lợi nhuận sắp tới. Dù vậy, VCSC cũng đưa ra lưu ý rủi ro là chênh lệch giá thị trường thu hẹp mạnh hơn dự kiến, dự án xút-clo bị trì hoãn và những thay đổi bất lợi trong chính sách xuất khẩu photpho.
EVFinance (EVF) đặt mục tiêu lãi trước thuế vượt 43%, cổ phiếu liên tiếp đón tin vui Giữa bối cảnh năm 2024 chưa thực sự khởi sắc với nhiều doanh nghiệp, EVF đặt kế hoạch kinh doanh với 585 tỷ đồng lợi ... |
Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, dòng tiền có xu hướng rút khỏi nhóm ngân hàng và BĐS Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực chốt lời với khối lượng lớn. |
Công ty chứng khoán chỉ ra 2 kịch bản của VN-Index trong tháng 3 Báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán mới đây, Chứng khoán KBSV nhận định VN-Index đã có chuỗi tăng điểm tháng thứ 4 liên ... |
Linh Đan