Ông Hà Như Hải, Giám đốc Kinh doanh và Truyền thông VNG Cloud |
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thực tế chuyển đổi và ứng dụng Điện toán Đám mây của các ngân hàng Việt Nam hiện nay?
Ông Hà Như Hải: Các ngân hàng đang từng bước tiếp cận và ứng dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing) vào hệ thống. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ ứng dụng vẫn còn thấp, các nhà cung cấp công nghệ cần tiếp cận sâu hơn để đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng toàn diện cho nhu cầu của các ngân hàng.
Để hội nhập với nền kinh tế số, nhiều ngân hàng bắt đầu tìm tới công nghệ nhằm tối ưu chi phí và thời gian quản lý. Điện toán đám mây hiện đang là phương án tối ưu được hầu hết ngân hàng bán lẻ lớn tin tưởng. Thực tế hiện nay cho thấy, các ngân hàng đang có nhiều cơ hội thúc đẩy ngân hàng số (Digital Banking) phát triển nhanh, đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, nâng cấp Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CX)… Điện toán đám mây chính là “Chìa khoá vàng” mở ra cánh cửa này.
Phóng viên: Ông vừa đề cập đến khó khăn, thách thức, vậy khó khăn mà ngân hàng Việt Nam gặp phải khi chuyển đổi hoạt động lên nền tảng cloud là gì?
Ông Hà Như Hải: Theo các khảo sát của chúng tôi trong quá trình cung cấp dịch vụ cho ngân hàng và tham chiếu các nghiên cứu khác, thì khó khăn mà ngân hàng Việt Nam:
Thứ nhất, bài toán tối ưu hệ thống hiện tại và chi phí đầu tư cho công nghệ mới: Đó là sự quyết tâm của ngân hàng trong việc quy hoạch, tối ưu lại hệ thống hiện tại, ngay cả hệ thống và mô hình quản trị. Và thay mới công nghệ để đáp ứng cạnh tranh, điều này tạo áp lực rất lớn cho các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô trung bình và nhỏ.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao (đội ngũ nhân sự có năng lực tư vấn/triển khai và vận hành hệ thống Cloud Computing).
Thứ hai, nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, đội ngũ nhân sự có năng lực tư vấn/ triển khai và vận hành hệ thống Cloud Computing.
Thứ ba, lo ngại vấn đề bảo mật: Vấn đề bảo mật là yếu tố xương sống của lĩnh vực ngân hàng tài chính, phát triển ngân hàng số đang đối diện với vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, khi ngành Ngân hàng luôn là mục tiêu số một của tội phạm công nghệ. Nên việc đánh giá và ứng dụng Hệ thống có tính bảo mật cao, cũng như sẵn sàng cơ cấu lại chi phí đầu tư CNTT để đầu tư cho bảo mật cũng là rào cản với ngân hàng.
Thứ tư, đối tác đồng hành tin cậy, tư vấn và cung cấp bộ giải pháp toàn diện: VNG Cloud với kinh nghiệm hơn 16 xây dựng và phát triển hạ tầng Cloud, quản trị hơn 10.000 server; quản lý khai thác hệ thống hơn 100 triệu người dung; 20 triệu người dung toàn cầu, đây là năng lực mà rất ít nhà cung cấp trong nước có được. Với Ngân hàng, chúng tôi cho rằng đối tác chiến lược đồng hành, cùng đầu tư/xây dựng và phát triển, cung cấp các giải pháp toàn diện là điểm then chốt để ngân hàng tự tin chuyển đổi số toàn diện. Chúng tôi rất sẵn sàng cho việc này.
Phóng viên: Với những khó khăn như trên, ông đánh giá như thế nào về sức cạnh tranh và những ưu thế của cloud nội so với cloud ngoại?
Ông Hà Như Hải: Có rất nhiều đánh giá phân tích về việc này, tôi chỉ đề cập lại một số điểm chính:
Thứ nhất, dịch vụ hạ tầng IaaS vẫn là lợi thế lớn nhất của các Cloud nội so với các Global Player do lợi thế về Data Center trong nước, hệ thống BW/traffic kết nối.
Thứ hai, với thị trường ngân hàng, “Player” trong nước có sự am hiểu, nắm bắt hiện trạng khách hàng tốt hơn. Nên về mặt giải pháp/dịch vụ, nhà cung cấp trong nước đưa ra các giải pháp thiết thực, chấp nhận customize phù hợp với nhu cầu khách hàng và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Về hỗ trợ khách hàng, nhà cung cấp trong nước hỗ trợ kịp thời, linh hoạt 24/7. Đối với khu vực có yêu cầu tính bảo mật cao và đóng vai trò cốt yếu của nền kinh tế trong nước, việc lựa chọn cloud thương hiệu Việt sẽ giúp củng cố niềm tin và mang đến những giá trị hợp tác chặt chẽ và lâu dài.
Minh chứng là VNG Cloud đã cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung cho Prudential hay dịch vụ vCloudcam... Đáng chú ý phải kể tới “cú bắt tay” với VPBank, thông qua chương trình hợp tác, doanh nghiệp SME sẽ tiết kiệm đến 60% chi phí vận hành và đầu tư, tối ưu nhân sự bằng các giải pháp của VNG Cloud và có cơ hội tận dụng triệt để hệ sinh thái công nghệ điện toán đám mây cũng như được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của VPBank SME.
Gần đây nhất, ngày 25/3/2022, VNG Cloud tham dự Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2021 với tư cách là Nhà tài trợ kim cương của chương trình và sẵn sàng tuyên bố tới toàn hệ thống ngân hàng bán lẻ với khả năng và sản phẩm của mình, VNG Cloud đủ năng lực công nghệ - đội ngũ chuyên gia - giải pháp/sản phẩm/dịch vụ để giúp gia tăng trọn vẹn trải nghiệm khách hàng số, tối ưu chi phí thông qua chuyển đổi số cho mảng ngân hàng bán lẻ. Trong chương trình triển lãm năm nay, VNG Cloud cũng giới thiệu hàng loạt các giải pháp điện toán đám mây góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động, vận hành ngân hàng số như vCloudcam, vUC và TrueID.
Phóng viên: Trong giai đoạn 2022-2023, những công nghệ/giải pháp/ứng dụng cloud dành cho ngành Ngân hàng nào sẽ "nóng" ở Việt Nam, thưa ông?
Ông Hà Như Hải: Cloud nói chính xác cũng chỉ là nền tảng/hạ tầng, nên xu hướng sẽ tiến đến các mô hình hạ tầng thông minh/tối ưu phù hợp nhu cầu từng nhóm khách hàng như: Kiến tạo đám mây - Hybrid cloud, Giải pháp đám mây phân tán - Distributed Cloud, Serverless Computing, Platform as a Service và Multi-Cloud.Và khi ứng dụng phần mềm phát triển mạnh, nội dung ngày càng nhiều thì Edge computing sẽ là xu hướng. Edge computing là nền tảng của công nghệ Internet vạn vật (IoT) được sử dụng trong các thành phần nhận dạng khuôn mặt, chuông cửa từ xa, hệ thống kiểm soát nhiệt độ và công tắc đèn thông minh.
Phóng viên: Xin cảm ông!