Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có văn bản gửi Công ty CP Chiếu xạ An Phú để thông báo về việc thực hiện huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu APC. Theo HOSE, lý do cổ phiếu APC bị huỷ niêm yết là vì kết quả kinh doanh của Chiếu xạ An Phú ghi nhận lỗ 3 năm liên tục.
Cổ phiếu APC sắp bị huỷ niêm yết khỏi HOSE |
Trước đó, vào giữa tháng 1/2024, khi Chiếu xạ An Phú công bố báo cáo tài chính quý cuối năm 2023 với số lỗ luỹ kế cả năm là 35 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Chiếu xạ An Phú báo lỗ với mức lỗ ngày càng nặng hơn.
Theo tìm hiểu, Công CP Chiếu xạ An Phú được thành lập năm 2003. Công ty đã tăng vốn điều lệ 3 lần từ 50 tỷ đồng khi mới thành lập. Tháng 12/2007, vốn điều lệ của Công ty đã là 86,4 tỷ đồng. Đến Tháng 6/2010, Công ty Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 86,4 triệu đồng lên 114.480.000.000 đồng để bổ sung vốn xây dựng Nhà máy chiếu xạ An Phú Bình Minh. Tại thời điểm 31/12/2023, Chiếu xạ An Phú có vốn điieeuf lệ là hơn 201 tỷ đồng.
Chiếu xạ An Phú là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chiếu xạ tại Việt Nam: chiếu xạ khử trùng các loại thủy hải sản, các loại dụng cụ y tế, trái cây… Đây cũng là lĩnh vực hoạt động phải được sự cho phép của Chính phủ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), chịu sự giám sát của Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, phải tuân thủ theo thỏa ước về chiếu xạ thực phẩm cho các nước ASEAN. Tài sản chính của APC chính là 2 nhà máy chiếu xạ ở Bình Dương và Bình Minh, Kho lạnh.
Năm 2010, Chiếu xạ An Phú chính thức niêm yết cổ phiếu của mình trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên lên đến 39.000 đồng/cổ phiếu. Giai đoạn hoàng kim của cổ phiếu này là khoảng cuối năm 2017 khi thị giá có thời điểm lên đến 82.000 đồng/cổ phiếu. Từ đây công ty huy động vốn để xây dựng nhà máy chiếu xạ thứ 2 – nhà máy chiếu xạ An Phú Bình Minh công suất 150 tấn/ngày, đóng tại KCN Bình Minh, Vĩnh Long.
Hiện tại, khối lượng cổ phiếu APC đang được niêm yết là 20.121.395 cổ phiếu. Người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu APC nhất là cổ đông Võ Thùy Dương với 8.052.920 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 40,46%. Hiện tại, bà Dương hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty. Xếp sau là bên Công ty TNHH Thái Sơn với 4.459.654 cổ phiếu, tương đương với 22,4% tỷ lệ sở hữu. Kế sau là Torus Capital Investments Pte. Ltd. với 2.870.720 cổ phiếu, tương đương với 14,42% tỷ lệ sở hữu.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu APC hiện giảm cận sàn về 7.700 đồng/cp sau thông tin về khả năng hủy niêm yết bắt buộc. Theo đó, vốn hoá của công ty này trên thị trường đạt khoảng 156 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của công ty, trong năm 2023, doanh thu thuần của công ty đạt khoảng 118 tỷ đồng, giảm so với mức 135,7 tỷ đồng của năm 2022. Lợi nhuận gộp công ty mang lại là 25,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khấu trừ các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp này báo lỗ sau thuế 35,6 tỷ đồng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Chiếu xạ An Phú báo lỗ với mức lỗ ngày càng nặng hơn.
Trong văn bản giải trình kết quả kinh doanh gửi HOSE, lãnh đạo Chiếu xạ An Phú không phân tích chi tiết nguyên nhân lỗ nặng mà chỉ cho biết kết quả này đến từ việc doanh thu giảm trong khi chi phí lãi vay tăng cao 22%.
Tính đến cuối năm 2023, APC có gần 891 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 9% so với đầu năm. Trong đó, tài sản cố định là chủ yếu với giá trị hơn 645 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm. Còn lại, tài sản đến từ chi phí trả trước dài hạn hơn 106 tỷ đồng (bao gồm chi phí nguồn xạ, tiền thuê đất), tăng 50% so với đầu năm.
Ngược lại, đầu tư tài chính ngắn hạn đều là tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, giảm mạnh đến 78% so với đầu năm còn gần 23 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn hơn 90 tỷ đồng, giảm 30%. Công ty có hơn 86 tỷ đồng dư nợ vay ngắn hạn, tăng 41%; trong khi dư nợ vay dài hạn hơn 201 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm.
Chiếu xạ An Phú là một doanh nghiệp khá đặc biệt trên sàn chứng khoán. Tại Việt Nam có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ, trong đó cái tên "lâu đời" nhất là Sơn Sơn, sau đó gần chục năm mới xuất hiện thêm An Phú, Thái Sơn, và VinaGama...
Đặc thù ngành nghề, chiếu xạ chưa được sử dụng nhiều trong khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà chủ yếu là dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa thủy sản, thực phẩm và trái cây ra nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay Chiếu Xạ An Phú vẫn là doanh nghiệp ngành chiếu xạ duy nhất đưa cổ phiếu lên giao dịch cổ phiếu trên sàn.
Chiếm ngành “độc, lạ” trên sàn, kết quả kinh doanh của Chiếu Xạ An Phú vẫn khá ổn định từ những năm trước đó với số lãi đều đặn hàng chục tỷ đồng. Năm 2018 là năm “thăng hoa” nhất với doanh thu đạt 166 tỷ đồng và lãi sau thuế 74 tỷ đồng. Từ 2016 đến 2020 lợi nhuận sau thuế đều đạt trên 40 tỷ đồng.
Tuy vậy, năm 2021 và 2022 Công ty ghi nhận việc kinh doanh thua lỗ. Một trong những nguyên nhân có thể đến từ việc kinh doanh thua lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng khiến việc xuất khẩu hàng hoá thủy sản bị ảnh hưởng.
Doanh thu riêng mảng chiếu xạ năm 2021 và 2022 đều đạt xấp xỉ 95, 96 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu là chi trả lãi vay. Tính đến 31/12/2022 Chiếu xạ An Phú còn vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 61,2 tỷ đồng (tăng 36 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn còn 260 tỷ đồng (giảm 61 tỷ đồng so với đầu năm).
Thị trường chứng khoán ngày 21/3/2023: Thông tin trước giờ mở cửa VN-Index khởi đầu tuần mới đầy "gian nan"; Cổ phiếu APC vào diện kiểm soát và bị cắt margin; Cổ phiếu KDM ra khỏi diện ... |
"Góc khuất" của DN chiếu xạ duy nhất niêm yết: Lỗ ròng rã, cổ phiếu vào diện kiểm soát, thị giá "trôi" xuống đáy Công ty CP Chiếu xạ An Phú (HOSE: APC) tiếp tục thua lỗ trong quý II, giữa bối cảnh cổ phiếu bị đưa vào diện ... |
Thị trường chứng khoán ngày 24/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Thanh khoản suy yếu, VN-Index gắng gượng đi ngang; Cổ phiếu APC và SCD bị lưu ý về khả năng hủy niêm yết bắt buộc; ... |
Tiểu Vy