Ngày 17/01/2024, Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction, HOSE: CTR) đã ra bản tin cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh tháng 12, hé lộ bức tranh toàn cảnh năm 2023 rực rỡ. Theo đó, doanh thu tháng 12/2023 của Viettel Construction đạt 935,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 50,4 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2023, doanh nghiệp ước đạt 11.399,4 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% so với năm 2022 và vượt 10% mục tiêu cả năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 645,4 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022, vượt 5% mục tiêu cả năm. Đây đều là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp kể từ khi hoạt động.
Viettel Construction cho biết, trong giai đoạn 5 năm (2019 – 2023), doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng kép 22% về doanh thu và 33,5% về lợi nhuận.
Mặc dù phần lớn doanh nghiệp báo doanh thu sụt giảm, lợi nhuận giật lùi, vẫn có nhiều cái tên thiết lập kỷ lục kinh doanh trong năm 2023. |
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.351 tỷ đồng doanh thu thuần. Mặc dù doanh thu giảm gần 14% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng do giá vốn giảm nhanh hơn, ở mức tới 26%, biên lãi gộp quý IV của Nhựa Tiền Phong đạt 33,2%, trong khi cùng kỳ chỉ đạt 21,9%.
Kết quả, Nhựa Tiền Phong lãi trước thuế 194,6 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 164,7 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ 2022.
Giải trình về kết quả kinh doanh, Nhựa Tiền Phong cho biết nguyên nhân chủ yếu là do giá vật liệu quý IV/2023 giảm mạnh so với năm 2022, cùng với việc tiết giảm chi phí lãi vay đã giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mạnh.
Luỹ kế cả năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế đạt 559 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết trên sàn (năm 2006).
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 5.875 tỷ đồng doanh thu, 535 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, Nhựa Tiền Phong mới thực hiện được 90% chỉ tiêu doanh thu song vượt 23% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm với 659 tỷ đồng.
Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với kết quả kinh doanh tương đối tích cực.
Trong kỳ kinh doanh này, doanh thu thuần của Nam Tân Uyên giảm 21% so với cùng kỳ, xuống còn gần 63 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán được tiết giảm, biên lợi nhuận gộp đã tăng nhẹ từ mức gần 66% của cùng kỳ năm ngoái lên mức 67,5% vào quý IV.
Đáng chú ý, doanh thu tài chính của Nam Tân Uyên tăng đột biến, lên mức 66 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Trong đó, phần lớn là lãi tiền gửi, lãi cho vay và cổ tức, lợi nhuận được chia từ hai đơn vị cùng nhóm VRG là Công ty CP Khu công nghiệp Tân Bình và Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP). Khoản tiền này đã kéo lợi nhuận sau thuế quý IV của Nam Tân Uyên tăng 46%, đạt xấp xỉ 68 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần của Nam Tân Uyên đạt 235 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận ở mức mức 70,4%, chênh lệch không đáng kể so với năm 2022.
Tương tự quý IV, mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế của Nam Tân Uyên tăng 17% so với cùng kỳ, đạt gần 300 tỷ đồng.
Được biết, năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng 89% so với năm 2022, đạt 813 tỷ đồng. Như vậy, trong năm vừa qua, Nam Tân Uyên mới chỉ hoàn thành được gần 29% chỉ tiêu doanh thu. Dù vậy, nếu so với mục tiêu thu về 284 tỷ đồng tiền lãi sau thuế, doanh nghiệp đã vượt 5,5% chỉ tiêu. Đáng chú ý, đây cũng là mức lợi nhuận sau thuế cao thứ hai của Nam Tân Uyên kể từ khi niêm yết đến nay, chỉ thấp hơn khoản lãi 470 tỷ đồng mà doanh nghiệp này đạt được vào năm 2018.
Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm (UPCoM: SCY) - doanh nghiệp duy nhất thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) không thuộc diện xử lý phá sản đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với kết quả tươi sáng.
Cụ thể, doanh thu thuần quý IV đạt 113 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại tăng tới 16%, nhanh hơn mức tăng của doanh thu, lên mức 94 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 13%, đạt xấp xỉ 19 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khi doanh thu hoạt động tài chính gần như đi ngang so với cùng kỳ thì chi phí tài chính lại tăng tới 58%, lên mức 30 tỷ đồng, cao gấp gần 3 lần doanh thu từ hoạt động này. Thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tới 112%, lên mức 45 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế của Đóng tàu Sông Cấm chỉ đạt vỏn vẹn 9 tỷ đồng, giảm 64%.
Tuy nhiên, nhờ kết quả tích cực mà doanh nghiệp đã đạt được vào quý III, doanh thu và lợi nhuận cả năm của doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, doanh thu thuần cả năm 2023 tăng 69% so với năm 2022, đạt xấp xỉ 1.013 tỷ đồng, vượt 63% kế hoạch năm. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Đóng tàu Sông Cấm.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 62%, lên hơn 88 tỷ đồng, vượt 238% kế hoạch lợi nhuận năm. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 67 tỷ đồng, là khoản lãi cao thứ hai của doanh nghiệp từ trước đến nay, chỉ thấp hơn mức kỷ lục 87 tỷ đồng đạt được vào năm 2015.
“Đại gia” khu công nghiệp Sonadezi (SNZ) lên kế hoạch thoái vốn tại 12 doanh nghiệp thành viên Đối với các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, tỷ lệ thoái vốn sẽ phụ thuộc vào tình trạng cho thuê đất. |
Chi phí tăng cao, Dược phẩm Hà Tây (DHT) báo lãi "giật lùi" Dù vậy, nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh thận trọng, Dược phẩm Hà Tây vẫn vượt 10% chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra. |
“Gã khổng lồ” đầu tư Mỹ trở thành cổ đông lớn nhất của chuỗi bệnh viện mắt tư nhân hàng đầu Việt Nam Reuters đưa tin, Tập đoàn đầu tư toàn cầu Kohlberg Kravis Roberts & Co., (KKR) đã trở thành cổ đông lớn nhất của chủ sở ... |
Hà Lê