Lễ hội kén rể là một lễ hội độc đáo được người dân thôn Đường Yên (Đông Anh, thành phố Hà Nội) tổ chức ngày 2/2 (Âm lịch) nhằm tưởng nhớ nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa - Danh tướng của Hai Bà Trưng.
|
Lễ hội kén rể tổ chức tại thôn Đường Yên (Đông Anh, thành phố Hà Nội) |
Theo truyền thuyết, lễ hội kén rể bắt nguồn từ sự tích tướng Lê Hoa có công đánh giặc Đông Hán dưới thời Hai Bà Trưng. Sau đó bà đã được Hai Bà Trưng phong tước “nữ sư anh phong”. Khi được phong chức và trở về làng Đường Yên, bà được dân làng nghênh đón và sau này bà được suy tôn làng Thành Hoàng làng. Hàng năm cứ đến ngày 2/2 (Âm lịch) nhân dân lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức to lớn của bà đối với Đường Yên. Lễ kén rể cũng ra đời từ ngày đó.
|
Biểu diễn trống trong lễ hội kén rể |
Lễ hội kén rể mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam và được chuẩn bị công phu từ trang phục đến việc lựa chọn người đóng vai vào các vị trí khác nhau. Đặc biệt người vào vai nữ tướng Lê Hoa và hai chàng rể được lựa chọn rất tỉ mỉ theo tiêu chí cụ thể. Trong đó vai Lê Hoa và hai chàng rể thông thường phải là người có học thức, chăm ngoan, xịnh đẹp, chưa lập gia đình riêng đồng thời gia đình phải gương mẫu, có uy tín với làng xóm và được mọi người yêu mến.
|
Năm nay em Nguyễn Diệp Trúc 20 tuổi được dân làng chọn hóa thân làm nữ tướng Lê Hoa |
|
Màn vinh quy bái tổ rước kiệu bà Lê Hoa đi từ cổng làng vào sân đình |
Mở đầu hội kén rể là màn vinh quy bái tổ với một đoàn người rước kiệu bà Lê Hoa đi từ cổng làng vào sân đình, hai bên có các bô lão trong làng chắp tay trước ngực đón “Đức Thánh Bà” xuống kiệu
|
Hai chàng trai đóng vai chàng rể chia làm hai phe Bắc và Hậu |
|
Gia đình nữ tướng Lê Hoa tuyên bố kén rể |
Hai chàng rể được chia làm hai phe Bắc và Hậu cùng thi tài qua các trò chơi dân gian gồm: Thi cày, câu ếch, bắt chạch trong chum. Các tích trò đều dựa trên thực tế sản xuất nông nghiệp, thể hiện ước vọng của người dân về cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa… Trong đó phần thi cày là phần thi quan trọng của lễ kén rể. Hai chàng rể thể hiện kỹ năng thuần thục, khi buộc dây vào cổ trâu và tạo ra những đường cày sao cho thẳng, đòi hỏi người thi phải là người giỏi nghề nông, khỏe mạnh mới làm tốt phần thi của mình.
|
Thi cày là phần thi quan trọng của lễ kén rể |
|
Thi câu ếch của hai chàng rể |
Tiếp đó là phần thi câu ếch, trò này thể hiện sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trong phần thi câu ếch, người ra khỏi vòng tròn là phạm luật và không được tính điểm. Khi tung mồi tóm được ếch, chàng rể sẽ đem ếch về trình giám khảo. Phần thi hấp dẫn và gây tiếng cười nhiều chính là phần thi bắt chạch trong chum. Hai nữ của Mẫu bà được giao nhiệm vụ gây khó dễ cho việc bắt chạch.
|
Bắt chạch trong chum, phần thi gây cười nhiều nhất cho công chúng |
Sau ba phần thi, Ban giám khảo chấm điểm bằng thẻ. Kết quả chàng trai phe Hậu đã giành chiến thắng trong phần thi kén rể. Chàng trai thắng cuộc trong trang phục mới được sánh bước cùng nữ tướng Lê Hoa ra mắt dân làng và hội thi kén rể kết thúc.
|
Chàng trai thắng cuộc sánh bước cùng nữ tướng Lê Hoa ra mắt dân làng |
Cùng với đó, dân làng tổ chức múa hát mừng cho đôi trai tài gái sắc đã nên duyên. Lễ hội kén rể là dịp để dân làng Đường Yên (Đông Anh, thành phố Hà Nội) và du khách các nơi có dịp ôn lại truyền thống lịch sử, đánh giặc giữ nước và thắt chặt thêm tình đoàn kết.