Đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam”

09/02/2024 - 03:19
(Bankviet.com) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 43/2024/UBTVQH15 quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Năm 2024, Hà Nội nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và chúc Tết Công an tỉnh Nghệ An Ban hành quy định mới về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội

Nghị quyết này quy định về tên gọi, đối tượng, tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam”
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương), được tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam.

Nghị quyết nêu rõ, nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương: Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được; mỗi cá nhân chỉ được tặng Kỷ niệm chương 01 lần.

Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương gồm: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Đại biểu Quốc hội; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.

Đối tượng chưa xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm: Cá nhân trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực đang được xác minh làm rõ; cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật.

Đối tượng không xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm: Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm; công chức, viên chức bị buộc thôi việc; người lao động quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này bị xử lý kỷ luật sa thải; cá nhân đã bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm Ngày Tổng tuyển cử Quốc hội Việt Nam (ngày 6/1), trao tặng đại biểu Quốc hội trúng cử lần đầu vào kỳ họp cuối của nhiệm kỳ Quốc hội. Trường hợp trao tặng Kỷ niệm chương vào thời gian khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương