Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 6/12, chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc xanh với 359 mã tăng và 122 mã giảm. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 10,46 điểm (+0,94%) lên 1.126,43 điểm. Thanh khoản thị trường có phần cải thiện so với phiên hôm trước, tương đương 18 nghìn tỷ đồng.
Diễn biến nhóm cổ phiếu thủy sản trong ngày hôm nay. |
Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 6/12, số lượng mã xanh đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tăng 2,29 điểm (+0,99%) và tiến về vùng 233,63 điểm với thanh khoản đạt trên 109 triệu đơn vị, tương đương trên 2.100 tỉ đồng.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,22%) lên 86,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 34 triệu đơn vị, giá trị khoảng 500 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu thủy sản bất ngờ tỏa sáng với đà tăng tương đối ấn tượng sau khi đóng nhận tin vui trong giai đoạn cuối năm. Cụ thể, trong tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 840 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chính trong tháng 11/2023 đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, tôm tăng 4%, cá ngừ tăng 26%, cá tra tăng 12%, mực, bạch tuộc tăng 3%, cá biển khác tăng 4%...
Luỹ kế 11 tháng, ước tính kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,27 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu cá tra 11 tháng đạt gần 1,7 tỷ USD, thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình xuất khẩu giảm ở các thị trường chính, nhất là Mỹ và Trung Quốc, đã kéo giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp hơn so với năm 2022.
Mặc dù vậy, vẫn có những tín hiệu tích cực cho một số sản phẩm cá tra. Cụ thể, trong khi sản phẩm chủ lực là cá tra phile sụt giảm, thì các sản phẩm phụ như bong bóng cá tra khô, chả cá tra đang được nhiều thị trường quan tâm như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore…
Điển hình, sản phẩm bong bóng cá tra khô đã mang lại giá trị trên 72 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2022. Nhiều thị trường tăng mạnh nhập khẩu bong bóng cá tra của Việt Nam; trong đó, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 80% với giá trị hơn 57 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường khác như: Thái Lan, Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ cũng tăng mạnh nhu cầu sản phẩm này. Ngoài ra, sản phẩm chả cá tra, cá tra xông khói, cá tra cắt miếng tẩm bột chiên cũng có doanh số xuất khẩu tăng từ 50 - 300% so với năm ngoái. Với diễn tiến hiện nay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu thủy sản cả năm nay ước tính sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm ngoái.
Sau khi thông tin trên được công bố, các cổ phiếu IDI, VHC, ASM đồng loạt đóng cửa trong sắc tím. Cùng chiều, các mã CMX, ACL, MPC cũng ghi nhận diễn biến tích cực với đà tăng trên 5%, Đà tăng của nhóm cổ phiếu trên diễn ra trong bối cảnh ngành thủy sản bất ngờ đón tin vui trong giai đoạn cuối năm.
Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, dòng cổ phiếu thủy sản được đánh giá là nhóm mạnh hơn thị trường khi liên tục giữ giá và bắt đầu hồi phục mạnh mẽ. So với thời điểm đầu năm nay, nhóm cổ phiếu thủy sản đồng loạt ghi nhận đà tăng biến động từ 20% - 50%. Với diễn biến hiện tại, nhóm thủy sản kỳ vọng sẽ bứt phá trong giai đoạn còn lại của năm 2023.
Viglacera (VGC) báo lãi 1.663 tỷ đồng sau 11 tháng, cổ phiếu trên đà tạo đỉnh mới Tổng Công ty Viglacera (HOSE: VGC) là một trong những doanh nghiệp triển khai Khu công nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên tại Việt Nam. ... |
VN-Index giữ vững sắc xanh trước phiên "hàng về" Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục giữ sắc xanh trước phiên "hàng về" trị giá tỷ đô. |
Góc nhìn chuyên gia: Tiền ngoại rút ròng, tiền nội có giúp VN-Index "giữ trận"? Trong phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại bất ngờ bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng trên toàn thị trường, con số kỷ lục trong ... |
Góc nhìn đa chiều