Mới đây, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital đã có động thái giảm sở hữu tại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - sàn HoSE) sau khi mua vào trước đó không lâu. Cụ thể, ngày 20/7, nhóm Dragon Capital vừa bán ra 1.035.400 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 7,03% về còn 6,87% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện bán ra là Norges Bank. Trước đó, ngày 16/6, quỹ Dragon Capital vừa mua thêm 2.139.700 cổ phiếu HSG.
Được biết, trong phiên 16/6, cổ phiếu HSG đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 16.020 đồng và mức cao nhất trong phiên là 16.500 đồng. Trong khi đó, đóng cửa phiên 20/7, cổ phiếu HSG tăng lên mức 17.550 đồng khi đóng cửa và chốt phiên 25/7, cổ phiếu này đứng ở mức 18.300 đồng.
Liên quan tới giao dịch của cổ đông nội bộ, từ ngày 14/4 đến 13/5, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Kế toán trưởng Tập đoàn Hoa Sen vừa bán ra 30.000 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 81.422 cổ phiếu (0,01% vốn điều lệ) về 51.422 cổ phiếu (0,008% vốn điều lệ).
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen hiện cũng đang bị cắt margin trên HOSE với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng niên độ tài chính 2022-2023 là số âm.
Diễn biến giá cổ phiếu HSG từ đầu năm 2023 đến nay |
Xét về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu niên độ tài chính 2022-2023 (1/10/2022-31/3/2023), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 14.898,3 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 424,2 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 873 tỷ đồng, tức giảm 1.297,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 12%, về chỉ còn 7,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 69,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.458,8 tỷ đồng, về 1.093,7 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 15,8%, tương ứng giảm 19,8 tỷ đồng, về 105,5 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 1,2%, tương ứng giảm 2,3 tỷ đồng, về 188,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 42,5%, tương ứng giảm 1.045,1 tỷ đồng, về 1.411,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong nửa đầu niên độ 2022-2023, Hoa Sen ghi nhận lỗ 506,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 904,7 tỷ đồng, tức giảm 1.411,4 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới lỗ trong nửa đầu niên độ tài chính 2022-2023.
Được biết, trong niên độ 2022-2023, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên hai kịch bản.
Kịch bản đầu tiên với phương án sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn, Công ty lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.
Kịch bản thứ hai tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, ước tính doanh thu là 36.000 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, cho dù là kịch bản nào, với việc lỗ trong 6 tháng đầu năm niên độ 2022-2023, Hoa Sen còn cách rất xa kế hoạch lãi niên độ 2022-2023.
HOSE đồng loạt cắt margin nhiều tên tuổi lớn trên sàn chứng khoán trong quý 3/2023 Hàng chục tên tuổi lớn như HSG, PVD, VDS,... bất ngờ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cắt margin kể ... |
Phiên giao dịch ngày 18/7/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 26/7/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả tổng hợp các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ... |
Anh Khôi