Kết thúc phiên vừa qua, VN-Index tiếp tục tăng 0,3% đóng cửa ở mức 1.410,04 điểm, thiết lập mức kỷ lục mới của chỉ số. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng- giảm là 156-269.
Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 20.458 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 25.400 tỷ đồng, giảm 7,5% so với phiên liền trước.
Nhóm ngân hàng hút dòng tiền trở lại nhưng nhóm có đột biến đáng chú ý nhất là bất động sản và du lịch giải trí.
Tỉ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm bất động sản tăng 0,59% so với trung bình một tháng trước, chỉ số giá ngành tăng 1,1% trong ngày hôm qua cho dù thanh khoản toàn thị trường giảm 7,5%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đáng chú ý có mã VHM vượt đỉnh với khối lượng gia tăng, là cổ phiếu đóng góp nhiều điểm nhất cho thị trường (2,63 điểm tương đương 0,19%). Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất trong ngày gồm VHM, PDR, NVL, IJC, FLC, KBC, VIC, KDH, DXG.
Với ngành du lịch giải trí, cổ phiếu đáng chú ý trong ngày có VJC và HVN. Cổ phiếu VJC có khối lượng giao dịch và giá tăng mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
Trong phiên vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán mua vào gần 430 tỷ đồng, nhưng đồng thời bán ra gần 290 tỷ đồng. Như vậy, khối tự doanh đã trở lại mua ròng hơn 140 tỷ đồng, nếu tính riêng giá trị mua ròng khớp lệnh đạt 150 tỷ đồng.
Top10 cổ phiếu thu hút nhóm tự doanh, dẫn đầu là cổ phiếu VCB (51 tỷ đồng), theo sau là VPB (25 tỷ đồng), NKG (19 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các mã VNM thu hút 16 tỷ đồng từ khối tự doanh, PLX (14,6 tỷ đồng), MBB (14 tỷ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn rót vốn cho loạt cổ phiếu ngân hàng khác như TCB, STB, SSB, CTG.
Ngược lại, Top10 mã chịu áp lực bán ròng, cổ phiếu HPG của Hòa Phát ghi nhận giá trị cao nhất 36 tỷ đồng, kế đến là SGT (20 tỷ đồng). Hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND và E1VFVN30 lần lượt bị bán ròng 21 tỷ đồng và 11 tỷ đồng.
Ngoài ra, cùng chiều bán ròng trong phiên hôm qua còn có các mã HDC, NLG, BID, VIC, OCB, DGC nhưng ghi nhận giá trị thấp hơn 5 tỷ đồng.
Ngược chiều với nhóm tự doanh, NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 195 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 170 tỷ đồng. Chịu áp lực bán ròng chủ yếu từ nhóm tổ chức trong nước là ngành ngân hàng, trong khi nhóm này mua rất hạn chế chỉ 7/18 ngành.
Top các mã được tổ chức trong nước mua ròng có IJC, SSB, E1VFVN30, MWG, CTG, NLG, DBD, VHM, HCM, PLX. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng có MSB, HPG, TCB, FLC, GEX, FPT, NVL, VCB, SCR, REE.
Hoạt động mua ròng của NĐT cá nhân trong phiên hôm qua giảm mạnh còn 10 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh chỉ 6 tỷ đồng.
Các NĐT cá nhân mua ròng 7/18 ngành, tập trung ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào các mã VPB, MSB, CTG, VIC, TCB, HPG, NVL, GEX, FLC, SGT. Như vậy top mua bán ròng của NĐT cá nhân chủ yếu đối ứng với NĐT nước ngoài.
Trong khi đó, họ bán ròng 11/18, chủ yếu là ngành bất động sản, thực phẩm đồ uống. Các mã nổi bật ở chiều bán ròng có VHM, VCB, VNM, STB, IJC, SSB, VJC, HDB, GAS, E1VFVN30.
Về phía NĐT nước ngoài, khối này mua ròng 39 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 14 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh của NĐT nước ngoài tiếp tục tập trung vào ngành bất động sản, thực phẩm đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, VNM, VCB, STB, HPG, VJC, GAS, FUEVFVND, HDB, PDR.
Phía bán ròng khớp lệnh, khối ngoại bán chính nhóm ngân hàng. Top bán ròng theo thứ tự các mã VPB, CTG, VIC, NVL, TCH, GEX, VIB, VCI, DPM, MBB.
PV
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam