Ngay đầu phiên 26/10, lực bán mạnh đã khiến cho thị trường chung lao dốc giảm điểm và mất ngưỡng hỗ trợ tại 1.100 điểm. Kết thúc phiên, VN-Index dừng chân ở vùng giá thấp nhất trong ngày ở 1.055 điểm, giảm 46 điểm tương ững với 4,2%. Thanh khoản khớp lệnh ở mức cao nhất tính từ đầu tháng trở lại đây với hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, tương ứng với hơn 22.000 tỷ đồng về giá trị.
Cổ phiếu VHM bất ngờ bị bán mạnh, giảm hết biên độ ngay từ đầu phiên, tiếp theo đó là cổ phiếu VIC cũng giảm mạnh tạo áp lực bán trên toàn thị trường và đà giảm điểm tăng dần trong phiên khiến cho 932 mã giảm điểm (164 mã giảm sàn) trên cả 03 sàn giao dịch với khối lượng đột biến.
Kết thúc phiên 26/10, VN-Index dừng chân ở vùng giá thấp nhất trong ngày ở 1.055 điểm, giảm 46 điểm tương ững với 4,2%. Tâm lý tiêu cực, với áp lực bán giảm mạnh tỉ lệ dự nợ margin lớn khi dư nợ margin cuối quý III ở mức cao.
Thanh khoản trên hai sàn gia tăng mạnh đột biến với 26.622,07 tỉ đồng được giao dịch, tăng gấp 2,1 lần so với phiên trước, vượt mức trung bình với khối lượng giao dịch hơn 1,1 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, cho thấy áp lực bán rất đột biến. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch bán ròng phiên thứ ba liên tiếp với giá trị 95,05 tỷ đồng trên HOSE, tập trung bán ròng ở nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính, chứng khoán; mua ròng trên HNX với giá trị 51,44 tỷ đồng.
HĐQT của VIC mới công bố Nghị quyết phê duyệt điều khoản Trái phiếu chào bán quốc tế trị giá 250 triệu USD, có quyền chọn nhận cổ phiếu Vinhomes do Vingroup sở hữu. Theo Bloomberg, lãi suất trái phiếu có thể từ 9,5% đến 10%/năm, trả hàng quý và giá hoán đổi cổ phiếu VHM có thể từ 51.635 đồng đến 53.880 đồng mỗi cổ phiếu.
Các cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán tiêu cực nhất, hầu hết giảm mạnh hết biên độ, thanh khoản đột biến với VHM (-6,90%), NDN (-9,71%), L14 (-9,48%), CEO (-8,42%), PDR (-7,00%), TDC (-7,00%), IJC (-6,99%)...
Theo đánh giá củaDragon Capital, nguyên nhân khiến áp lực bán gia tăng mạnh suốt phiên giao dịch xuất phát từ hai luồng thông tin.
Thứ nhất là việc cổ phiếu VHM của Vinhomes và cổ phiếu VIC của Vingroup đều giảm sàn, đặc biệt mã VHM bị bán tháo, dư bán giá sàn lên tới 25 triệu cổ phiếu. Thứ hai là sự kiện Công ty bất động sản Country Garden của Trung Quốc lần đầu thông báo việc không trả được tiền lãi cho lô trái phiếu quốc tế trong thời gian ân hạn kết thúc vào ngày 17/10, được xem là sự kiện vỡ nợ trái phiếu.
Hai yếu tố này đã kích hoạt tâm lý lo sợ trên thị trường dẫn tới việc bán tháo hàng loạt trên diện rộng.
Trên thị trường, diễn biến cổ phiếu VHM ghi nhận đà điều chỉnh diễn ra sau thông tin Vingroup phát hành lô trái phiếu có thể hoán đổi trị giá 300 triệu USD với thời gian đáo hạn vào năm 2028, mức lãi coupon dao động từ 9,5%-10%. Các trái phiếu này có thể hoán đổi thành cổ phiếu VHM ở mức giá từ 51.000 đồng đến 53.000 đồng/cp.
Tuy nhiên tâm lý lo ngại về rủi ro trên thị trường vẫn có thể tiếp tục duy trì cho đến khi nhà đầu tư dần tách rời được các rủi ro liên quan đến nhóm cổ phiếu Vingroup và VN-Index nói chung.
Thông tin tích cực là theo số liệu quá khứ từ 2012 đến nay, mỗi khi giảm hơn 12% từ đỉnh trong thời gian ngắn, thị trường có sự phục hồi tốt khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại.
Đặc biệt, một điểm khả quan được ghi nhận trong phiên 26/10 đến từ thanh khoản trở lại. Khối lượng khớp lệnh tăng hơn gấp đôi so với phiên trước, cho thấy dòng tiền bắt đáy có thể được kích hoạt nhờ nhu cầu tích lũy cổ phiếu tăng mạnh khi thị trường giảm về mức hấp dẫn.
Đưa ra nhận định phiên 27/10, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm trong phiên 27/10, nhưng đà giảm có thể thu hẹp đà giảm về cuối phiên vàc hỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.050 – 1.060 điểm. Đồng thời, rủi trong ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng cho thấy áp lực giảm vẫn còn rất lớn, nhưng các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn giảm về vùng quá bán cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật cho nên các nhà đầu tư nên hạn chế bán tháo. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, trong ngắn hạn, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư nên hạn chế bán ra ở giai đoạn hiện tại, nhưng chưa nên mua vào và quan sát diễn biến thị trường.
Ngay sau phiên giảm mạnh 26/10, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đánh giá thị trường chứng khoán trong nước vẫn duy trì hoạt động ổn định, mặc dù chịu tác động lớn từ nhiều yếu tố khách quan từ kinh tế vĩ mô toàn cầu và tình hình bất ổn địa chính trị tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Dù có sự biến động tăng/giảm xen kẽ dưới tác động tổng hòa của nhiều yếu tố, nhưng thị trường chứng khoán vẫn cho thấy sự ổn định thông qua sự cải thiện về thanh khoản, cũng như số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới gia tăng tích cực.
Ngoài ra, số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tiếp tục gia tăng thời gian qua, cho thấy tính hấp dẫn của thị trường. Trong 9 tháng đầu năm nay, chứng khoán Việt Nam đón thêm 926.200 tài khoản mở mới, đưa tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư tính đến cuối tháng 9 lên hơn 7,8 triệu tài khoản, tăng 13,4% so với cuối năm 2022.
Lý giải về phiên giảm điểm mạnh, UBCKNN cho biết, thị trường chịu tác động bởi nhiều yếu tố vĩ mô trong nước và trên thế giới như lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, áp lực điều hành tỷ giá… Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư cùng với việc lãi suất hạ nhiệt đã hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường chứng khoán trong nước vì thế vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì thanh khoản tích cực, cũng như là kênh hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
UBCKNN khuyến nghị các nhà đầu tư cần nhìn nhận, phân tích và đánh giá toàn diện về các yếu tố kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tiếp nhận các thông tin chính thống từ doanh nghiệp, đặc biệt là việc cẩn trọng với tin đồn thất thiệt, thiếu kiểm chứng, ảnh hưởng với quyết định đầu tư.
“Cơ quan quản lý nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường, kiểm tra các hành vi có dấu hiệu trục lợi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, giả mạo trên thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, UBCKNN nhấn mạnh.
Thị trường chứng khoán ngày 27/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Thanh khoản cải thiện, VN-Index mất đến hơn 4%; Viettel Post đã nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE; 1 doanh nghiệp sàn UPCoM ... |
DowJones giản điểm, lợi suất trái phiếu suy yếu sau số liệu GDP quý 3? Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tại các kỳ hạn 2 năm, 10 năm và 30 năm bắt đầu có dấu hiệu suy ... |
Chuyên gia chứng khoán: Phiên bán tháo 26/10 chỉ là tâm lý đám đông Thị trường chứng khoán ngày 26/10 bất ngờ bị bán tháo ngay khi mở cửa. Lực bán diễn ra trên diện rộng và hầu hết ... |
Đức Anh