Dragon Capital xả mạnh cổ phiếu STB

30/05/2023 - 20:29
(Bankviet.com) Trong thông báo mới nhất, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital báo cáo đã bán ròng 1,7 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong phiên 29/5.

Cụ thể, KB Vietnam Focus Balanced Fund đã mua vào 50.000 cổ phiếu STB, còn quỹ nhưng Amersham Industris Limited và Vietnam Interprise Investment Limited lại bán ra tổng cộng 1,75 triệu cổ phiếu trong ngày 29/5.

Dragon Capital xả mạnh cổ phiếu STB
Dragon Capital đã thu về khoảng 47 tỷ đồng sau khi giao dịch hoàn thành.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu STB mà nhóm quỹ ngoại này sỡ hữu giảm từ 114,8 triệu cổ phiếu ( tương ứng tỷ lệ 6,09%) xuống còn 113,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,99%). Ước tính theo giá kết phiên ngày 29/5 của cổ phiếu STB là 27.700 đồng/cp, Dragon Capital đã thu về khoảng 47 tỷ đồng sau khi giao dịch hoàn thành.

Trên thị trường, từ đáy ngắn hạn giữa tháng 11/2022, giá cổ phiếu STB đến nay đã hồi phục gần 83,5% giá trị (từ 15.100 đồng/cp lên 27.700 đồng/cp), tuy nhiên vẫn thấp hơn gần 23% so với đỉnh lịch sử hồi tháng 2/2022 là 35.850 đồng/cp. Thanh khoản khá sôi động khi bình quân hơn 17 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu  thời gian gần đây. Nguồn: TradingView
Diễn biến giá cổ phiếu STB thời gian gần đây. Nguồn: TradingView

Về kết quả kinh doanh, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 Sacombank ghi nhận hoạt động chính là lãi thuần tăng trưởng mạnh khi thu được gần 5.837 tỷ đồng, tăng tới 113%, tương ứng bằng 2,1 lần cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy các nguồn thu ngoài lãi tại Sacombank lại sụt giảm như lãi từ dịch vụ giảm 57% còn 658 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 13% còn 258 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác giảm tới 95% còn 29 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ quý 1/2022 là hơn 545 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng này tăng đến 48%, lên mức 3.384 tỷ đồng. Trong quý, Sacombank đã dành ra 1.002 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 42% so với cùng kỳ.

Lũy kế quý 1/2023, Sacombank thu được gần 2.383 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 50% so với cùng kỳ. Năm 2023, ngân hàng này đặt mục tiêu lãi trước thuế là 9.500 tỷ đồng, như vậy Sacombank đã thực hiện được đúng kế hoạch lãi 25% sau quý đầu năm.

Về quy mô tài sản, tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản tại Sacombank đạt 596.694 tỷ đồng, tăng nhẹ 1%. Trong đó cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 448.469 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 5% đạt 478.789 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ cho vay, cuối quý 1/2023, tổng nợ xấu tại nhà băng này đã tăng 24% so với đầu năm, ghi nhận hơn 5.341 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gấp 2,4 lần, đạt hơn 1.360 tỷ đồng so với mức 560,7 tỷ đồng hồi đầu năm. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ 0,98% đầu năm lên 1,19%.

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcap (VCI) dự báo chi phí tín dụng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2023. Chi phí tín dụng của Sacombank trong năm 2022 là 1,90% - mức cao nhất mà Vietcap từng thấy trong 10 năm qua và mức này là tương tự với chi phí tín dụng của BID trong giai đoạn 2018-2021.

Trong khi Sacombank đặt mục tiêu chi phí dự phòng năm 2023 là 12.000 – 15.000 tỷ đồng, Vietcap điều chỉnh giảm chỉ 3,6% dự phóng cho chi phí dự phòng năm 2023 xuống còn 24.000 tỷ đồng (+1,2% YoY). Dự báo của Vietcap phản ánh rằng chi phí tín dụng năm 2023 sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cao ở mức 1,71%. Vietcap tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng do Vietcap nhận thấy tỷ lệ nợ Nhóm 2 tại CTG tương đối cao trong 12 tháng qua và cho rằng áp lực hình thành nợ xấu trong ngắn hạn (trước khi tái cơ cấu theo Thông tư 02) vẫn duy trì ở mức cao vào năm 2023.

Vietcap dự phóng tỷ lệ xử lý nợ cao trong hai năm tới. Trong 12 tháng qua, Vietcap nhận thấy CTG đã tăng trích lập chi phí dự phòng và xử lý nợ xấu nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ hơn từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife. Vietcap kỳ vọng đà tăng doanh thu này sẽ tiếp tục và dự báo chi phí tín dụng cũng như tỷ lệ xử lý nợ/tổng cho vay của CTG sẽ duy trì ở mức cao gần bằng tỷ lệ trong năm 2022 trong hai năm tới. Kịch bản cơ sở của Vietcap là chi phí tín dụng của CTG sẽ bắt đầu hạ nhiệt vào năm 2025.

Thu nhập từ thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận từ năm 2024. Mặc dù Vietcap dự phóng tỷ lệ xử lý nợ cao tại CTG trong những năm tới, Vietcap cho rằng ngân hàng sẽ có thể thu hồi một phần các khoản nợ đã xử lý, từ đó sẽ đóng góp trở lại vào thu nhập trong giai đoạn dự báo của Vietcap do ngân hàng có tỷ lệ tài sản thế chấp là BĐS trên tổng các khoản cho vay lớn.

Cổ phiếu nhóm chứng khoán phản ứng tích cực với tin lãi suất

Ở góc nhìn chuyên gia, ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà sáng lập Finpeace cho rằng, “mặc dù nhóm cổ phiếu chứng khoán chưa tạo được ...

"Cửa sáng" xuất hiện với Thép Nam Kim (NKG)

Nhận định giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, Chứng khoán Mirae Asset (MAS) mới đây đã ra khuyến nghị tăng tỷ ...

Phân bón Bình Điền (BFC) chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2 năm 2022

BFC là doanh nghiệp thuộc nhóm Vinachem (Tập đoàn hóa chất Việt Nam), với 65% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn (tương đương ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán