Ngày 13/11/2024, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cùng UBND tỉnh Cao Bằng, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến cao tốc Đông Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư (PPP). Dự án được xem là bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế khu vực miền núi phía Bắc.
Hình minh họa. |
Theo nội dung công văn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu UBND tỉnh Cao Bằng cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện hồ sơ dự án, đảm bảo các yêu cầu về tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, các nội dung liên quan đến việc phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước phải được làm rõ, nhất là khi tỷ lệ ngân sách tham gia cao hơn dự kiến. Chính phủ yêu cầu cần có giải trình chi tiết về khả năng ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo minh bạch và tránh lãng phí. UBND tỉnh cũng cần rà soát, bổ sung đầy đủ ý kiến từ Hội đồng thẩm định liên ngành, làm rõ các vấn đề được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trước đó, đồng thời gửi báo cáo trước ngày 15/11/2024.
Trong công văn, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò thường trực Hội đồng thẩm định liên ngành, tiếp tục kiểm tra và đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án. Các nội dung cần tập trung bao gồm tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của nhà đầu tư, khả năng thu xếp vốn vay cũng như các giải pháp tài chính trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Bộ được giao trách nhiệm đưa ra nhận định rõ ràng về việc đáp ứng các điều kiện pháp lý để trình Thủ tướng xem xét.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật trong quy trình điều chỉnh dự án, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tránh thất thoát, lãng phí. Thời hạn cuối cùng để hoàn thiện báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ là ngày 17/11/2024.
Dự án cao tốc Đông Đăng - Trà Lĩnh không chỉ mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển giao thông mà còn là cú hích mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng và khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những kỳ vọng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt trong việc bảo đảm năng lực của nhà đầu tư và các nguồn lực tài chính. Chính phủ cam kết sẽ thẩm định kỹ lưỡng để dự án đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh với tổng chiều dài 121 km, được triển khai theo hai giai đoạn, tổng mức đầu tư dự kiến vượt 23.000 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm nhằm kết nối giao thông khu vực miền núi phía Bắc, góp phần thúc đẩy kinh tế và giao thương trong vùng. Giai đoạn 1: Dự án sẽ xây dựng tuyến cao tốc dài hơn 93 km, bắt đầu từ nút giao cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) và kết thúc tại nút giao quốc lộ 3 (xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng). Giai đoạn này được đầu tư với tổng chi phí 14.114 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 69,43% (tương đương 9.800 tỷ đồng). Dự kiến, thời gian hoàn vốn của giai đoạn này kéo dài khoảng 22 năm 4 tháng, đánh dấu bước đầu tiên trong việc phát triển tuyến cao tốc quan trọng này. Giai đoạn 2: Dự án sẽ tiếp tục với việc mở rộng tuyến cao tốc hiện hữu dài 93,35 km, sử dụng tổng vốn đầu tư 3.839 tỷ đồng. Đồng thời, dự án cũng sẽ xây dựng một tuyến kết nối mới đến cửa khẩu Trà Lĩnh dài 27,71 km, với mức đầu tư 5.107 tỷ đồng. Khi hoàn thành, dự án không chỉ nâng cao khả năng liên kết vùng mà còn tăng cường tiềm năng giao thương quốc tế qua các cửa khẩu trọng yếu của khu vực. |
Xem chi tiết văn bản tại đây>>>>
Tập đoàn Geleximco tham gia dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng; Hòa Phát ... |
Phạm Hường