Giá hồ tiêu chứng kiến một tuần sóng gió Dự báo giá tiêu ngày 13/8/2024: Điều chỉnh giảm mạnh ở các địa phương |
Dự báo giá tiêu ngày 14/8/2024 bật tăng trở lại. 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 164.000 tấn hồ tiêu các loại, với kim ngạch đạt gần 765 triệu USD, tuy giảm 2,2% về lượng nhưng tăng đến 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 7 tháng đạt 4.568 USD/tấn, tăng 32,7%; tiêu trắng đạt 6.195 USD/tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, dù là quốc gia có sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu top đầu thế giới, nhưng trong 7 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chi ra 80,4 triệu USD để nhập khẩu gần 19.600 tấn hồ tiêu, tăng 15% về lượng so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo giá tiêu ngày 14/8/2024: Tăng mạnh trở lại sau ngày đột ngột giảm sâu? |
Trong đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều hồ tiêu từ các quốc gia như Campuchia, Indonesia và Brazil. Chỉ riêng lượng hồ tiêu từ 3 quốc gia này đã chiếm tới 92% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 7 tháng đầu năm.
Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu hồ tiêu trong khi nước ta là nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này được cho là do thời gian trước giá hồ tiêu ở mức thấp nên nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây khác. Bên cạnh đó, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng hồ tiêu cũng bị sụt giảm mạnh.
Về điều này, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) thừa nhận, do hiện tượng hạn hán kéo dài nên sản lượng hồ tiêu của nước ta trong năm nay bị giảm 10%, xuống khoảng 170.000 tấn so với năm 2023.
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nhập khẩu hồ tiêu từ các nước như Brazil, Campuchia và Indonesia... để phục vụ sản xuất và củng cố ngôi vị top 1 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu tiêu trong hơn 20 năm qua.
Theo nhiều chuyên gia, nguồn cung từ Việt Nam bị giảm mạnh đã có tác động lớn tới giá hồ tiêu trên toàn cầu. Trong quý II/2024, giá hồ tiêu đen trong nước đã tăng 93% so với thời điểm đầu năm và tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Việc tăng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục diễn ra do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung lại hạn chế.
Nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường trên thế giới, nên các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu về để tiến hành sản xuất cũng như đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, do thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu trên toàn cầu, đồng thời chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và việc bị tắc nghẽn cảng tại châu Á nên tác động tới giá tại những thị trường nhập khẩu và khiến giá tăng trong trung và dài hạn.
Giá tiêu hôm nay ngày 13/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm mạnh 4.000 - 5.000 đồng/kg ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 137.000 -138.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lăk là 138.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 138.000 đồng/kg giảm 4.000 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 137.000 đồng/kg giảm 5.000 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 137.500 đồng/kg giảm 4.500 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm 4.000 - 4.500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 137.000 đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg giảm 4.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu trong nước ngày 13/8/2024
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.298USD/tấn, giảm 0.30%, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.592USD/tấn, giảm 4.40%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ở mức 6.100 USD/tấn, giảm 4.92%. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam duy trì ở mốc cao giao dịch ở 5.8000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.200 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.500 USD.
Giá tiêu đã đạt đỉnh 8 năm hồi tháng 6/2024 ở mức 180.000 đồng/kg và đến thời điểm hiện tại giá lui về dưới mốc 140.000 đồng/kg. Thu hoạch vụ mới dự kiến sau Tết Nguyên đán (tháng 2/2025), lượng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30% tương đương với 50.000 – 55.000 tấn.
Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay. Từ đầu năm đến nay, giá cước đã tăng gấp 5 lần. Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển tăng sẽ làm tăng giá bán và nếu giá đến tay người tiêu dùng quá cao có thể khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm.
VPSA cho biết có thể do tăng mạnh lượng mua vào năm ngoái, hàng đầy kho nên sang năm nay nhu cầu tại thị trường Trung Quốc giảm, thêm vào đó kinh tế tại Trung Quốc hiện còn khó khăn. Trung Quốc đã từ vị trí số 1 rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 7.451 tấn, trị giá 20 triệu USD, giảm mạnh 85,2% về lượng và 81,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần của Trung Quốc cũng thu hẹp xuống còn 5,2% so với mức 33% của cùng kỳ năm trước.
Thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới đã chứng kiến sự biến động chưa từng có trong trong quý II năm nay. Một số chuyên gia nhận định dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ được thị trường tiếp tục ghi nhận và phản ánh trong thời gian tới cho đến khi giáp hạt.
*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.