Phòng Nghiên cứu và Phân tích khối Khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa có báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán tháng 4/2022 với nội dung nhấn mạnh: VN-Index hướng về vùng 1.550 - 1.570 điểm.
Theo FSC, phục hồi sản xuất sau giai đoạn hậu Covid-19, cùng với các gói kích thích kinh tế được xem là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán nói riêng. Đồng thời, thị trường chứng khoán cũng bước vào mùa ĐHĐCĐ với nhiều doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2022 với mức nền thấp trong năm 2021.
Rủi ro địa chính trị giảm dần, cùng với đó tác động từ việc tăng lãi suất của Fed sẽ không ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán, FSC kỳ vọng các rủi ro ngắn hạn sẽ thấp hơn so với tháng 3.
FSC dự báo VN-Index sẽ hướng về mức 1.550-1.570 điểm trong tháng 4, tương ứng với mức P/E dự phóng là 18,x – mức này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh cao nhất trong năm 2020 và 2021.
Về các yếu tố vĩ mô, FSC cho biết mặc dù biến thể omicron xuất hiện từ đầu tháng I gây những lo ngại tới nền kinh tế. Tuy nhiên, nhờ các doanh nghiệp quen với việc sống chung cùng Covid và mức độ ảnh hưởng không quá lớn từ chủng omicron đã giữ đà hồi phục kinh tế quý I với mức tăng trưởng 5,03%.
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 3 tháng đầu năm 2022 giảm nhưng vốn giải ngân duy trì đà tăng trưởng cao 7,8% so với cùng kỳ. Trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp đã hồi phục rất tốt từ cuối năm 2021 tới nay thì lĩnh vực dịch vụ, du lịch đã cho những tín hiệu khởi sắc trong 2 tháng gần đây nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động du lịch trong nước hồi phục mạnh sau khoảng thời gian dài hạn chế đi lại và việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế đã bắt đầu từ giữa tháng 3.
Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong thời gian tới ngoài đến từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, chúng tôi cho rằng cốt lõi vẫn đến từ việc triển khai chương trình hỗ trợ 350.000 tỷ, đặc biệt các dự án hạ tầng công mà theo kế hoạch sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 4 hoặc tháng 5 tới. FSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 6,29%, giảm so với mức dự báo 6,39% tại cuối năm 2021, sau những căng thẳng Nga-Ukcraine khiến giá cả hàng hóa nguyên liệu tăng cao và rủi ro gia tăng lạm phát, với kỳ vọng xung đột Nga-Ukraine sẽ không leo thang nhiều hơn nữa và tỷ lệ lạm phát ở mức 3,6%.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh trong 2 tháng gần đây cũng như lạm phát gia tăng là hai yếu tố cần theo dõi hiện nay. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của Chính phủ và ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng nền kinh tế khi giá cả hàng hóa tăng cao. FSC cho rằng, lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng, ngoài do tác động vấn đề địa chính trị thế giới và yếu tố lạm phát, thì tăng trưởng tín dụng ở mức cao cũng khiến nhu cầu trái phiếu Chính phủ thấp hơn.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam hồi phục kể từ giữa tháng 3. (Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam). |
Bên cạnh đó, FSC khuyến nghị 6 nhóm cổ phiếu đáng chú ý trong tháng 4, bao gồm:
Dịch vụ tài chính: VND, FTS, BCG, BSI.
Hóa chất: DPM, DGC, DCM, CSV, BFC.
Bán lẻ: PET, DGW, MWG.
Phần mềm và dịch vụ máy tính: SGT, FPT.
Xây dựng và VLXD: VGC, PC1, CTR, HBC, FCN.
Nước và khí đốt: TDG, BWE, TDM.
(Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam). |
Thiện Nhân
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam