Nga có thể ký kết thỏa thuận khí đốt 15 năm với 3 quốc gia Trung Á vào năm 2024 Tháng 10 năm 2023, Việt Nam chi 128 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng Giá gas hôm nay ngày 30/11/2023: Nhu cầu lớn dự kiến đẩy giá khí đốt tăng cao |
Tờ Financial Times dẫn một văn bản do Brussels đề xuất cho hay, dự thảo luật mới sẽ giúp các công ty của Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi hợp đồng khí đốt với Nga mà không cần phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào.
Theo dự luật, các quốc gia thành viên EU sẽ được phép “một phần hoặc toàn bộ” quyền tiếp cận vào cơ sở hạ tầng đối với các nhà khai thác khí đốt từ Nga và Belarus khi cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của họ.
Các nhà đàm phán từ các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ phê duyệt văn bản dự thảo vào tuần tới. Financial Times cho biết thêm, phiên bản cuối cùng vẫn cần được quốc hội và các quốc gia thành viên chính thức phê duyệt.
Đường ống được thiết kế để vận chuyển khí đốt của Nga tới EU. Ảnh: RIA Novosti |
Theo các chuyên gia, luật mới nhằm mục đích thúc đẩy các nước ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, nhập khẩu khí đốt của Nga trong quý 3 năm nay chiếm 12% tổng lượng nhập khẩu, mặc dù thấp hơn đáng kể so với hơn 40% thị phần khí đốt của Nga trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine nhưng vẫn không phải là con số đáng kể.
Trong năm qua, việc nhập khẩu LNG từ Nga luôn là mối lo ngại đặc biệt của EU khi đây chính là nguồn tài trợ quan trọng của Moscow trong cuộc chiến với Kiev.
Ủy ban châu Âu (EC) vẫn không ngừng thúc đẩy các nước thành viên cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu còn lại. Trong đó, một số nước như Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic liên tục yêu cầu phải có hành động cứng rắn với Nga.
Ông Igor Yushkov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ và Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga cho rằng, việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Theo ông Yushkov, châu Âu đã mắc hai sai lầm. Thứ nhất, với việc đe dọa các công ty năng lượng bằng cách nói với họ về quá trình chuyển đổi năng lượng, họ đã tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt và ngành này hóa ra đang gặp khó khăn. Sau đó, châu Âu tiếp tục mắc sai lầm thứ hai là tạo ra các điều kiện khiến nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị cắt giảm.
Thanh Bình