Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2023 đạt gần 28,85 tỷ USD. Đáng chú ý, vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì mức tăng mạnh, góp phần đưa mức tăng của 11 tháng lên mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay, tương ứng 14,8%.
Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao. |
Với 2.865 dự án được cấp phép mới tương đương số vốn đăng ký đạt 16,41 tỷ USD, vốn đăng ký cấp mới 11 tháng tăng khoảng 58,1% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 42,4% về số vốn đăng ký. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 14,26 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 858,4 triệu USD, chiếm 5,2%; các ngành còn lại đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 7,9%.
Tương tự, vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài cũng có mức tăng mạnh với 3.166 lượt có tổng giá trị góp vốn 5,97 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1.258 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,32 tỷ USD và 1.908 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,65 tỷ USD.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 30,7% giá trị góp vốn; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 25,7%; ngành còn lại 2,6 tỷ USD, chiếm 43,6%.
Tổng quan, có thể thấy rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2023 ước đạt 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.
Trên thị trường chứng khoán, nhóm BĐS khu công nghiệp là một trong những nhóm ngành hút tiền tương đối mạnh trong tháng 11. Cụ thể, trong tháng 11, các cổ phiếu thuộc nhóm này bao gồm VGC, KBC, HTN, PHR,... đồng loạt ghi nhận mức tăng từ 10% - 25%. Cá biệt, VGC là cổ phiếu tích cực nhật nhóm khi liên tục giữ xu hướng tăng.
Nguyên nhân dẫn tới đà tăng của VGC trong thời gian vừa qua chủ yếu là do kết quả kinh doanh vượt trội của doanh nghiệp cũng như hưởng lợi vĩ mô từ làn sóng FDI. Kết thúc tháng 10, Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC), ghi nhận lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ đạt 108% kế hoạch tháng, lũy kế 10 tháng đầu năm ghi nhận khoản lãi tăng 72,3 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 135% kế hoạch năm.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tổng Công ty trong tháng 10 đạt 110% kế hoạch tháng, lũy kế 10 tháng năm 2023 đạt 136% kế hoạch năm. Năm nay, Viglacera đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.210 tỷ đồng, như vậy, lợi nhuận lũy kế 10 tháng vào khoảng gần 1.646 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong quý 4/2023, VGC cho biết sẽ tiếp tục triển khai các thủ tục cho công tác thoái vốn Nhà nước theo chủ trương của Bộ Xây Dựng, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2024 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2024-2028.
Viglacera nhận định kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024 với bất động sản làm động lực chính. Hiện công ty đang sở hữu và vận hành 12 khu công nghiệp, với phần diện tích thương phẩm còn lại khoảng 1.139 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khi dòng vốn FDI vào Việt Nam đang có tín hiệu tích cực trở lại sau giai đoạn trầm lắng.
VN-Index quay lại mốc 1.100 điểm, thanh khoản tiếp tục giảm sâu Trong phiên giao dịch 29/11, thị trường đã lấy lại mốc 1.100 điểm tuy nhiên thanh khoản tiếp tục giảm sâu. |
Kỳ vọng giành được gói thầu 100 triệu USD, cổ phiếu PTSC (PVS) đột biến thanh khoản Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) được kỳ vọng có thể giành được gói thầu trị giá 100 ... |
VN-Index tăng nhẹ đầu phiên, dòng tiền kéo mạnh nhóm penny, ITA tăng trần Dòng tiền vào nhóm trụ tỏ ra yếu ớt trong khi hàng loạt cổ phiếu penny được kéo mạnh ngay sau phiên ATO. |
Hoàng Anh