Phát triển lĩnh vực fintech trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Doanh thu fintech, thương mại điện tử và game tăng kỷ lục trên ứng dụng di động |
Công nghệ thân thiện với người dùng
Các kỹ sư này cho rằng, hiện nay, fintech được thiết kế phù hợp với mọi độ tuổi người dùng. Theo Nguyễn Pimolsri - Nhân viên phòng chiến lược IT và vận hành (IT Strategy & Planning Professional) tại công ty KBTG Việt Nam, ba quan niệm sai lầm hàng đầu về fintech mà các bạn trẻ hay nghĩ đến là: fintech chỉ dành cho người dùng trẻ, fintech đang phá vỡ hoạt động ngân hàng, fintech chỉ xoay quanh dòng tiền. Trên thực tế, fintech phục vụ tất cả độ tuổi và thậm chí còn thuận tiện hơn cho người lớn tuổi.
Pimolsri cho rằng, để xua tan những quan niệm sai lầm này, các bạn trẻ cần có thêm kiến thức về fintech, liên tục trau dồi kỹ năng công nghệ, đọc sách, tham dự hội thảo, tìm cố vấn, đăng ký các khóa học về học máy, AI (trí tuệ nhân tạo), blockchain (chuỗi khối), NLP (Neuro-Linguistic Programming - lập trình ngôn ngữ tư duy) hoặc thậm chí thử sức trong lĩnh vực fintech.
“Dựa trên kinh nghiệm của tôi tại KBTG Vietnam, tôi nhận thấy cơ hội được tiếp cận và sử dụng fintech ở nhóm người dùng lớn tuổi ít hơn so với nhóm người dùng trẻ. Tuy nhiên, trong tương lai, xu hướng nhân khẩu học ở nhóm người lớn tuổi hơn sẽ sử dụng các ứng dụng fintech và ngân hàng trực tuyến (internet banking) nhiều hơn”- Pimolsri chia sẻ.
Tại KBTG Việt Nam, mỗi cá nhân đều được trao quyền để phát triển kỹ năng chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm của nghề IT |
Cơ hội nở rộ cho tài năng IT trẻ
Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực fintech được nhiều năm, ông Sanit Vittayasuporn – kỹ sư phần mềm cấp cao (Senior Software Engineer) của KBTG Việt Nam - đánh giá: Thanh toán kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính sử dụng fintech có xu hướng phát triển nhanh ở Việt Nam sau đại dịch COVID -19. Có thể thấy, fintech mang lại nhiều cơ hội thú vị cho những bạn kỹ sư như mình có thể khám phá các công nghệ hiện đại mới trong ngành tài chính như: thanh toán điện tử, AI, xu hướng mua, quản lý tiền ATM. Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo tái tạo (Regenerative AI) có thể áp dụng cho fintech ở Việt Nam và đạt được nhiều thành tựu tương tự như trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI). Những sự đổi mới liên tục được cập nhật từng ngày và điều quan trọng là cần phải hiểu rõ tiềm năng phát triển và biết cách để áp dụng chúng một cách hiệu quả.
Ông Sanit cho rằng, Fintech sẽ là một “làn gió mới" và KBTG là một nơi lý tưởng khi có nền tảng công nghệ tiên tiến và quy tụ nhiều IT tài năng, mang lại những cơ hội mới cho các bạn trẻ đam mê công nghệ có thể bắt đầu sự nghiệp của mình.
Nhiều không gian phát triển tại Việt Nam
Chia sẻ về dư địa tăng trưởng, ông Thanussak Thanyasiri - Giám đốc điều hành của KBTG Việt Nam cho biết, công ty đã sớm tham gia vào xu hướng tiềm năng này tại Việt Nam. Hiện, sản phẩm chủ lực của KBTG tại Việt Nam là K PLUS đã có hơn 1 triệu người dùng và con số đó đang tăng lên từng ngày.
Ứng dụng K PLUS được thiết kế phù hợp với mọi người dùng |
Với thiết kế giao diện UX/UI ấn tượng, người dùng có thể sử dụng dễ như trong tầm tay thông qua giải pháp tự triển khai eKYC (định danh điện tử) thông minh của KBTG. K PLUS có nhiều tính năng quan trọng như chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán hóa đơn, vay vốn kinh doanh, thẻ ghi nợ... Ứng dụng ngân hàng di động này của KBank tại Việt Nam đạt được giải thưởng “Good Design Award 2023” (Giải thưởng thiết kế tốt 2023) nhờ thiết kế trực quan, phù hợp với thói quen và quan điểm của người Việt đối với ứng dụng ngân hàng di động. K PLUS cũng được xếp hạng là ứng dụng tài chính số 1 ở châu Á Thái Bình Dương (Nguồn: The Asian Banker), phục vụ hơn 21 triệu khách hàng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng, và hoạt động 24/7. K PLUS đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế tài chính kỹ thuật số của Thái Lan.
Nhờ những nỗ lực của KBTG, ứng dụng K PLUS đã giành được “Giải thưởng thiết kế tốt 2023” |
“Tiếp nối thành công tại Việt Nam, KBTG kỳ vọng K PLUS sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn tuyệt vời của người dùng, giúp cung cấp các dịch vụ tài chính đơn giản và nhanh chóng hơn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế số Việt Nam. Trong tương lai, KBTG sẽ hợp tác với các công ty fintech và start-up trong nước để mở rộng hoạt động kinh doanh, thu hút nhân tài, cùng nhau phát triển. Mục tiêu của KBTG tại Việt Nam là dẫn đầu lĩnh vực ngân hàng điện tử (e-banking) - một khía cạnh hứa hẹn sẽ có không gian cho fintech phát triển để hỗ trợ các ngân hàng truyền thống”- ông Thanussak chia sẻ thêm.
Mỹ Phụng