Ban QLDA đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng vừa mở thầu gói xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng. Dự án này nằm trong Đề án xây dựng thành phố thông minh, được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định 5267/QĐ-UBND ngày 31/12/2020.
Dự án có tổng mức đầu tư 67.999.936.223 đồng, trong đó gói thầu bài viết đang đề cập có giá 65.167.766.000 đồng.
Theo kết quả mở thầu vào ngày 10/6/2023, có 2 nhà thầu tham gia gồm: Liên danh Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT – Thuận Phát (Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT giữ vai trò liên danh chính) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel.
Trong các nhà thầu tham gia, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT do CTCP FPT sở hữu 100% vốn. Doanh nghiệp này chuyên cung cấp giải pháp phần mềm ứng dụng, dịch vụ ERP, dịch vụ công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống. Theo hồ sơ của Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp này từng được công bố trúng hơn 835 gói thầu khắp cả nước, tổng giá trị trúng thầu hơn 9.000 tỷ đồng.
Gói thầu thuộc Đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh |
Năm 2022, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT đạt doanh thu hơn 6.585 tỷ đồng, chiếm hơn 1/7 tổng doanh thu toàn tập đoàn FPT (hơn 44.000 tỷ đồng); lợi nhuận gộp hơn 1.260 tỷ đồng. Các chỉ số này đều tăng so với năm 2021. Kết năm 2022, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT ghi nhận lãi ròng ở mức 336,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 282,4 tỷ đồng năm 2021.
Ở thời điểm 31/12/2022, quy mô tài sản Hệ thống thông tin FPT ở mức 5.699 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm phần lớn cơ cấu tài sản, lần lượt là 3.349 tỷ đồng và 807,6 tỷ đồng. Về nguồn vốn, nợ phải trả ở mức xấp xỉ 4.060 tỷ đồng, gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu công ty. Đa số khoản nợ của doanh nghiệp này là trong ngắn hạn, chiếm đến 3.987 tỷ đồng, trong đó riêng khoản vay ngắn hạn đã hơn 1.534,7 tỷ đồng.
Giữ vai trò liên danh chính trong gói thầu nêu trên, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT sẽ có cuộc ‘so găng’ với đối thủ khá đồng cân đồng hạng là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel. Dữ liệu cho thấy, Viettel từng được công bố trúng hơn 1.250 gói thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn 5.585 tỷ đồng. Viettel cũng từng khá thành công với các dự án đô thị thông minh tại nhiều địa phương trong cả nước.
Hàng nghìn tỷ biến Đà Nẵng thành đô thị thông minh
Ngày 29/12/2018, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký Quyết định 6439/QĐ-UBND ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh tại TP Đà Nẵng, giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến 2030.
Mục tiêu đề án nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng các thành tự công nghệ thông tin của cách mạng 4.0 vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; góp phần đạt mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, năng động, sáng tạo, thông minh, phát triển theo hướng kinh tế tri thức, trung tâm khởi nghiệp – đổi mới – sáng tạo, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển vùng, trung tâm kinh tế đóng vai trò động lực và phát triển của vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên.
Về cụ thể, thành phố Đà Nẵng thông minh phải đạt được các mục tiêu: Quản trị thông minh; Quản lý đô thị tinh gọn; Dịch vụ công thông minh; Cung cấp dữ liệu mở; Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Trong đó, giai đoạn 2018 – 2020 đã chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, nền tảng và cơ sở dữ liệu thông minh; với việc mở rộng mạng MAN, hình thành trung tâm giám sát, điều hành và xử lý tập trung, hoàn thiện cơ bản hệ thống giám sát giao thông qua camera thông minh, cổng thông tin giao thông trực tuyến…
Giai đoạn đến 2025, TP triển khai hoàn thiện, thông minh hóa các ứng dụng; giai đoạn đến 2023, hướng đến thông minh hóa các ứng dụng cộng đồng.
6 trụ cột thành phố thông minh được Đà Nẵng ưu tiên triển khai |
Để xây dựng thành phố thông minh với các mục tiêu như trên, Đà Nẵng dự kiến chuẩn bị kinh phí lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2018 – 2020, tổng kinh phí thực hiện 941 tỷ đồng; gồm 20,8 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp CNTT; 324,2 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển; 550 tỷ đồng từ nguồn vốn triển khai BT; 46 tỷ đồng từ nguồn vốn hợp tác với doanh nghiệp.
Giai đoạn 2021 – 2025, kinh phí dự kiến 1.197 tỷ đồng, trong đó có 700 tỷ đồng từ nguồn vốn PPP (dự án Khu liên hợp chất thải rắn); 150 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA; 300 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
Liên danh Coninco (CNN) trúng gói thầu tư vấn 600 tỷ thuộc dự án sân bay Long Thành Liên danh gồm Công ty CP Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - Coninco (UPCoM: CNN) đã được xướng tên ... |
PC1 xuất hiện trong liên danh trúng gói thầu 261 tỷ tại dự án tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Tam Lương Liên danh gồm Công ty CP Tập đoàn PC1 (HOSE: PC1) vừa được xướng tên tại gói thầu xây lắp thuộc Dự án xây dựng ... |
Đầu tư 492 cùng liên danh trúng thầu thi công nút giao Tứ Hiệp gần 1.000 tỷ đồng Liên danh bao gồm Công ty CP Xây dựng và Đầu tư 492 (UPCoM: C92) vừa trúng gói thầu 01-XL: Thi công xây dựng nút ... |
Cao Nam