Giá heo hơi hôm nay ngày 28/7/2023: Tiếp tục điều chỉnh giảm Giá heo hơi hôm nay ngày 29/7/2023: Giảm từ 1.000 đến 2.000 đồng/kg Tỷ giá USD hôm nay 29/7/2023: Giá đô hôm nay tăng mạnh trong nước, giảm nhẹ ngoài nước Giá vàng hôm nay 29/7/2023: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước giảm |
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 30/7/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 30/7/2023 đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 30/7/2023: Ghi nhận mức cao nhất 62.000 đồng/kg |
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Ở chiều ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa.
Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi đứng ở mức 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 30/7/2023
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cần Thơ. Cao hơn một giá, thương lái tại Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng đang thu mua heo hơi ở mức 58.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất khu vực 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu.
Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá heo hơi ở mức 59.000 đồng/kg.
Tính chung, trong tuần qua, giá heo hơi giảm từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg trên diện rộng. Hiện, mức giá heo hơi trung bình các khu vực đang giảm dần xuống ngưỡng 60.000 đồng/kg. Trong đó, ghi nhận trong ngày cuối tuần 30/7/2023, giá heo hơi trung bình tại khu vực miền Bắc đứng ở mức 61.610 đồng/kg; tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên đứng ở mức 60.140 đồng/kg; còn tại khu vực miền Nam đứng ở mức 59.470 đồng/kg.
Với mức giá như hiện nay khiến không ít các hộ chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi nhỏ lo lắng. Bởi với mức giá này người chăn nuôi chỉ ở điểm hòa vốn.
Giá thịt heo móc hàm hiện vẫn đứng trong khoảng 85.000 – 86.000 đồng/kg ngang bằng với tuần trước đó. Giá thịt heo vẫn phổ biến trong khoảng từ 100.000 – 130.000 đồng/kg tùy loại. Theo các thương lái, và các tiểu thương, giá thịt heo móc hàm và giá thịt heo thường có độ trễ về tăng hoặc giảm giá từ 2 đến 3 ngày, thậm chí cả tuần so với giá heo hơi.
“Giá thịt heo chúng tôi thường bán giữ giá, ví dụ, giá heo có lên thì cũng phải vài ngày, thậm chí cả tuần sau chúng tôi mới điều chỉnh. Ở chiều ngược lại, khi giá heo giảm cũng vậy. Bởi mỗi lần điều chỉnh giá, chúng tôi phải giải thích với khách hàng. Chưa kể có nhiều trường hợp, giá mấy hôm trước tăng xong vài ba ngày sau liên tục điều chỉnh giảm, việc thay đổi giá liên tục sẽ tạo tâm lý không mấy tích cực cho người tiêu dùng”, chị Minh Hoa, tiểu thương chợ Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay.
Câu chuyện giá heo biến động liên tục, vừa hôm trước giá tăng cao nhưng mấy hôm sau giá lại giảm được các chuyên gia nhận định một phần do ngành chăn nuôi heo của Việt Nam sản xuất được nhiều nhưng xuất khẩu thì rất ít.
Theo ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh. Trong đó, với mặt hàng thịt heo sữa đông lạnh, 6 tháng đầu năm 2023 đã xuất khẩu được hơn 19.000 tấn. Trong đó, thị trường tiêu thụ heo sữa đông lạnh lớn nhất của Việt Nam là Hồng Kông (Trung Quốc).
Để xuất khẩu được thịt heo, vấn đề cốt lõi nhất là kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là nội dung được đưa vào đàm phán các hiệp định thương mại tự do và hiệp định SPS giữa Việt Nam và các nước khác.
Dự báo sản lượng thịt heo thế giới năm nay đạt hơn 114 triệu tấn (tăng 0,3% so với năm 2022). Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất, dự kiến đạt 56 triệu tấn (48,8% toàn thế giới), trong khi nước ta có lợi thế nằm ngay bên cạnh thị trường lớn nhất thế giới, nhưng lại không khai thác được.
Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất thịt heo, với 67 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp với nhiều sản phẩm giá trị gia tăng (thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích...), ngoài ra chế biến phụ phẩm sau giết mổ (nước xương, thức ăn chăn nuôi) đã được đầu tư.
Do đó, ông Lê Thanh Hòa đề xuất cần xác định rõ chính sách để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng thịt heo đáp ứng tiêu chuẩn để tìm kiếm cơ hội hợp tác xuất khẩu thịt heo sang thị trường Trung Quốc.
Nguyễn Hạnh